Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

BAI THU HOACH: THAM QUAN BAO TANG HO CHI MINH, Schemes and Mind Maps of History

CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VÀO NGÀY 20/5/2023

Typology: Schemes and Mind Maps

2022/2023

Uploaded on 06/19/2023

lananh-nguyen-3
lananh-nguyen-3 🇻🇳

5

(2)

1 document

1 / 21

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
CỘNG HOÀ
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15

Partial preview of the text

Download BAI THU HOACH: THAM QUAN BAO TANG HO CHI MINH and more Schemes and Mind Maps History in PDF only on Docsity!

CỘNG HOÀ

BÁO CÁO THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

I. Thời gian

  • Từ 9:00 đến 10:40 ngày 20 tháng 5 năm 2023 II. Địa điểm
  • Bảo tàng Hồ Chí Minh: số 19 phố Ngọc Hà, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. III. Thành phần tham gia
  • Sinh viên lớp QTKD 5 IV. Mục đích và nội dung  Mục đích:
  • Tìm hiểu, biết thêm về cuộc đời, con người và sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ kính yêu – Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Nâng cao kỹ năng làm việc của thành viên nhóm, chia sẻ những trải nghiệm và hợp tác cùng nhau.
  • Qua đó thêm trân trọng, biết ơn công lao vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với toàn quân toàn dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.  Nội dung
    1. Thông tin chung về bảo tàng Hồ Chí Minh
    2. Trải nghiệm tại bảo tàng
    3. Tự tìm hiểu theo nhóm
    4. Cảm nghĩ sau chuyến tham quan

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Nằm trên mảnh đất Ba Đình lịch sử, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay), Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng với Lăng và khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tạo thành một quần thể kiến trúc, văn hoá tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam" như tổ chức UNESCO đã tôn vinh. Bảo tàng Hồ Chí Minh là món quà của nhân dân Liên Xô tặng nhân dân Việt Nam và cũng là tấm lòng của cả dân tộc Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình được khởi công xây dựng ngày 31/8/1985 và khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 19/5/1990. Bảo tàng Hồ Chí Minh được thiết kế mang biểu tượng bông sen màu trắng, cao gần 20 m tượng trưng cho cuộc đời giản dị, thanh tao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu, quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Người đã vạch ra. Nội dung trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhiều nhà sử học, kiến trúc, mỹ thuật của Việt Nam về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới trong thời đại Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động. Phương châm xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đòi hỏi sự kết hợp hài

hòa giữa kiến trúc ngôi nhà Bảo tàng với cảnh quan xung quanh khu vực Quảng trường Ba Đình, bảo đảm tính hiện đại, dân tộc, trang nghiêm, giản dị, trong đó các tài liệu, hiện vật, tác phẩm nghệ thuật được kết hợp thống nhất tạo thành một hệ thống tác động đến tư tưởng nghệ thuật của người xem, giúp cho họ cảm nhận được cuộc sống sinh động mà Hồ Chí Minh đã trải qua. II. TRẢI NGHIỆM TẠI BẢO TÀNG Sau khi tập trung vào bên trong bảo tàng, chúng tôi được tham quan dưới sự dẫn dắt của anh hướng dẫn viên, thuyết minh sâu hơn thời đại ấy thông qua những hình ảnh, hiện vật được trưng bày trong bảo tàng. Đầu tiên là sảnh chính lớn (còn gọi là gian long trọng) với bức tượng đồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chính giữa trung tâm sảnh. Phía sau tượng là hình ảnh mặt trời và cây đa tượng trưng cho ánh sáng và sự trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam. Theo lời của hướng dẫn viên giới thiệu, bức tượng được đặt giữa trung tâm sảnh lớn tượng trưng cho hình ảnh cây cầu kết nối người Việt Nam và bạn bè trên toàn cầu.

Hình tượng “Bọc trăm trứng và Rồng vàng” Phần Trưng bày của Bảo tàng gồm ba nội dung gắn bó chặt chẽ với nhau: A. Phần trưng bày tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, quá trình hoạt động cách mạng đến khi Người qua đời và nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Người. B. Cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam thực hiện đường lối giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập. C. Một số sự kiện chính trong lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay ảnh hưởng đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quá trình cách mạng Việt Nam. Ba nội dung trên đây là một tổng thể không tách rời nhau nhằm thể hiện Bảo tàng như một trung tâm thông tin và tuyên truyền về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam - gắn với dân tộc, đất nước và thời đại.  Chủ đề trưng bày thứ nhất: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng (1890 - 1911). Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 tại quê ngoại là huyện Mường Trù huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Muốn biết nhân cách, tâm hồn của một con người ra sao, chúng ta phải đi sâu vào khai thác cuộc sống thời thơ ấu của họ, đó chính là những yếu tố ảnh hưởng tới tính cách và con người sau này họ trở thành. Mảnh đất Nghệ An - mảnh đất địa linh nhân kiệt ấy, cùng với một gia đình nhà Nho giàu truyền thống yêu nước cách mạng đã hun đúc nên một Nguyễn Tất Thành với đầy đủ bản lĩnh, trí tuệ, khao khát tìm lại “hình bóng của nước”, chủ đề này giới thiệu nhiều hình ảnh tư liệu của ngươi thân trong gia đình Hồ Chí Minh, về các cuộc đấu tranh xâm lược của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và sự tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc để lựa chọn con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dù rất kính trọng các vị tiền bối , nhưng Người nhận ra những hạn chế và sai lầm trong con đường của họ, không tán thành và đi theo con đường cứu nước của họ. Người nhận thức được cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược theo con đường phong kiến đã trở nên lỗi thời, theo con đường dân chủ tư sản thì quá mới mẻ với người Việt Nam và Viêt Nam chưa có cơ sở kinh tế cho cuộc đấu tranh dân chủ tư sản. Người đã quyết định đi theo con đường mới: sang các nước Phương Tây để tìm đường cứu nước, sang xứ sở với khẩu hiệu “ tự do, bình đẳng, bác ái ” của cách mạng Pháp mà hàng ngày Người vẫn đọc thấy trên tấm bảng học ở trường tiểu học bản xứ và sau này học quốc học Huế. Người muốn đến tận nước Pháp, đất nước của những kẻ đang đô hộ Việt Nam, để xem bản chất “ tự do, bình đẳng, bác ái ” thể hiện trên lý tưởng của cách mạng tư sản Pháp 1789 thực chất là gì.  Chủ đề trưng bày thứ hai: Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy chủ nghĩa Mác-Lênin, chân lý của thời đại (1911 - 1920). Vào ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời Sài Gòn đi mac xây nước Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, vừa lao động vừa kiếm sống, vừa tiến hành khảo sát thực tiễn nhiều nước cơ bản và các nước thuộc địa, khảo sát cuộc cách mạng ở các nước Pháp, Anh , Mĩ, Người đã rút ra những nhận thức quan trọng:

  • Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng chưa hoàn chỉnh
  • Cách mạng tư sản xây dựng lên một chế độ mới tiến bộ hơn xã hội phong kiến, nhưng cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động vẫn khổ, vẫn bị áp bức bóc lột, cách mạng tư sản vẫn chưa phù hợp trong bối cảnh của Việt Nam hiện tại. Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp, ở đây Người biết nước Nga có V.I.Lenin đã lãnh đạo cánh mạng thành công, sáng lập nhà nước công-nông đầu tiên trên thế giới. Sự thành công ấy đã cổ vũ lòng hăng hái của Nguyễn Tất Thành.

Chủ đề trưng bày thứ ba: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ, vận dụng sáng tạo đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924). Tài liệu hiện vật ở phần này giới thiệu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm tuyên truyền cho nhân dân thuộc địa hiểu rõ sức mạnh của sự đoàn kết và đấu tranh giải phóng Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp thành lập Hội Liên hiệp Thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô. Tại đây, Người kiên trì đấu tranh bảo vệ và phát triển, sáng tạo tư tưởng của Lenin về vấn đề thuộc địa, hướng sự chú ý của Quốc tế cộng sản tới phong trào đấu tranh của nhân dân cách mạng các nước thuộc địa. Người đã tham dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản ở hàng ghế đầu tiên với 7 bài phát biểu, trong đó có bài phân tích mối quan hệ giữa cộng sản và các nước chính quốc và mối quan hệ mật thiết với nhân dân các nước thuộc địa,…. nhằm bảo vệ các luận điểm của Lênin về các nước thuộc địa để hướng các nước quan tâm hơn về các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội V của Quốc tế cộng sản tại Liên Xô

Tiếp theo chúng tôi được hướng dẫn viên kể về quá trình hoạt động của Bác tại Quảng Châu, Trung Quốc và một số tài liệu cụ thể được sáng tác tại đây với sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tài liệu và căn nhà nơi Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Hong Kong Vụ án Nguyễn Ái Quốc bị bắt tại Hồng Kông: sau khi có người trình báo với Quốc tế cộng sản, tổ chức đã ngay lập tức nghiên cứu vụ án và mời luật sư sang Hồng Kông để bảo chữa cho Bác.

Tác phẩm “Nhật kí trong tù” cùng 1 số phiên bản dịch Những ngày cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác dành thời gian 1965 đến 1969 để viết di chúc. Và Bác trút hơi thở cuối cùng vào 9h sáng ngày 2-9-1969. Nhân dân đã thực hiện theo di chúc của Bác, dành chiến thắng và thống nhất miền Nam Việt Nam. III. TỰ TÌM HIỂU THEO NHÓM Sau khi được hướng dẫn viên thuyết minh về phần A. Phần trưng bày tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam thực hiện Di

chúc của Người , chúng tôi tiếp tục chia theo nhóm nhỏ và tìm hiểu về hai phần còn lại bao gồm: B. Cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam thực hiện đường lối giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập. C. Một số sự kiện chính trong lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay ảnh hưởng đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quá trình cách mạng Việt Nam. Nhưng do tính chất thời gian có hạn nên nhóm chúng tôi chỉ hoàn thành được phần hiểu B. Cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam thực hiện đường lối giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập. Sau khi kết thúc chuyến tham quan, chúng tôi có tìm hiểu được một số thông tin cơ bản của phần C thông qua trang web chính thức của Bảo tàng Hồ Chí Minh như sau. B. Phần trưng bày về mảnh đất Việt Nam, cuộc sống, cuộc chiến đấu và thắng lợi của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phần này được bố trí phía bên phải của hành trình tham quan chính. Đây là những nội dung bổ sung trực tiếp cho phần trưng bày tiểu sử, góp phần chứng minh tư tưởng của Hồ Chí Minh về đấu tranh giải phóng dân tộc qua thực tế cuộc chiến đấu và thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong thời đại của Người. Hình thức trưng bày ở phần này được thể hiện dưới dạng các tổ hợp mỹ thuật trong kịch bản trưng bày gọi là “các tổ hợp không gian hình tượng”. Mỗi tổ hợp có giải pháp riêng phù hợp với tính chất lịch sử của từng sự kiện, từng thời kỳ lịch sử của cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Điểm nhấn đó cùng với tổ hợp không gian hình tượng và trọng tâm của phần tiểu sử tạo thành một tổ hợp trưng bày sống động về sự gắn bó giữa Hồ Chí Minh với nhân dân để làm nên chiến thắng. Các tổ hợp không gian hình tượng lần lượt là:

  1. Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổ hợp không gian Pác Pó cách mạng Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bác Hồ viết Di chúc Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

người lần lượt được khắc họa như: hình ảnh con sóng thể hiện cuộc hành trình năm 1911 đến trước năm 1920 (trước khi người đến với bản Luận cương của Lenin); sự mô phỏng những bức phù điêu về cuộc hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt nam hay mô hình về cuộc sống của nhân dân ta, về những địa danh, về lịch sử kháng chiến của dân tộc, về hang Pac Bo , về suối Lenin….tất cả được tái hiện sinh động, chân thực trước mắt như đưa chúng tôi về với một thời lịch sử đầy hào hùng của dân tộc. Điều thú vị nhất đối với các sinh viên như chúng tôi khi đến bảo tàng là có thể tận mắt nhìn thấy những bài báo, những bài thơ, những văn kiện quan trọng mà chúng ta vẫn thường được nghe trên giảng đường. Đặc biệt, rất nhiều những lá thư mà Người viết cho những cán bộ của Đảng ta, viết cho nhân dân ta, và kể cả những lá thư riêng. Qua lời kể của hướng dẫn viên, mỗi lá thư Bác viết dù là việc công hay việc tư đều chứa đựng tình cảm dạt dào, cũng chính những lá thư ấy đã giúp động viên nhân dân ta quyết tâm, đoàn kết để kháng chiến. Ngoài những vần thơ, những bài báo, chúng tôi còn được tìm hiểu thêm về tư tưởng, tình cảm và những chặng đường hoạt động cách mạng của Người qua những di vật, những món quà mà nhân dân ta cũng như nhân dân trên thế giới gửi biếu Bác. Những hình ảnh, tài liệu, hiện vật được bày trí thành một câu chuyện mạch lạc , logic, có những chi tiết có thể còn xa lạ với nhiều người nhưng có những thứ lại vô cùng thân quen trong tiềm thức để rồi khi được trực tiếp nhìn ngắm, mỗi người lại không khỏi bùi ngùi xúc động. Những buổi sinh hoạt ngoại khóa như thế này thật ý nghĩa và bổ ích. Nó làm mỗi người chúng ta thêm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của đất nước, hiểu thêm về những danh nhân vĩ đại như Bác. Nếu như cảm giác ban đầu trong mỗi sinh viên là được quay trở về với những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc thì càng về sau sự xúc động nghẹn ngào không thể giấu kín trên nét mặt khi nghe về những năm tháng cuối cùng của cuộc đời Bác. Bác không có gia đình, không có con của mình nhưng toàn thể dân tộc ta là đại gia đình, là những người thân yêu nhất của Người. Dù Bác mãi mãi đi xa nhưng hình ảnh giản dị, cao cả của Bác vẫn sống mãi trong trái tim mỗi con người Việt

Nam. Buổi tham quan kết thúc nhưng những cảm xúc cũng như những suy nghĩ vẫn còn đọng lại trong mỗi chúng ta. Mỗi người sẽ có những cách cảm nhận riêng, sẽ có những hình ảnh ấn tượng của riêng mình. Nhưng tựu chung lại, các bạn sẽ đều cảm thấy được giá trị của buổi học nhận thức, nó đưa ta đến với nhiều điều thực tiễn sinh động hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác, những điều mà có thể trước đây ta chỉ được nghe qua lời giảng của giáo viên và những tư liệu hình ảnh ít ỏi… Có thể nói, Bảo tàng Hồ Chí Minh là một địa điểm đáng tham quan, bởi nó không chỉ là nơi lưu trữ các hiện vật, thông tin hình ảnh quý giá, mà nó còn là minh chứng cho lịch sử phát triển của dân tộc ta, của nước Việt Nam từ thời kì Pháp thuộc đến ngày hôm nay. Tham quan nơi đây, chúng em phần nào hiểu sâu sắc thêm lí tưởng cách mang của chủ tịch Hồ Chí Minh, thêm trân trọng biết ơn công lao gìn giữ đất nước của các vĩ anh hùng. Cũng từ đây chúng tôi bỗng ý thức nhiều hơn về trách nhiệm của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là của các thanh thiếu niên - thế hệ trẻ ngày nay với tương lai đất nước, trong việc giữ gìn truyền thống yêu nước, đoàn kết… của dân tộc, đồng thời là trách nhiệm tiếp nối và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh vào thời bình phát triển đất nước ta hiện nay. Dù không còn cùng hoàn cảnh, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh là cả một quá trình đúc kết, tích lũy của Người sau gần năm bôn ba nước ngoài, là một hệ tư tưởng mang tính thời đại. V. TRÍCH NGUỒN THAM KHẢO :

  1. http://baotang.hochiminh.vn/
  2. https://backan.gov.vn/pages/chu-tich-ho-chi-minh-- anh-hung-giai-phong-dan-toc--ed61.aspx
  3. https://baochinhphu.vn/chu-tich-ho-chi-minh-nguoi-lam-ra-lich-su- 102220829094931695.htm
  4. https://vinpearl.com/vi/tai-hien-sai-gon-xua-trong-bao-tang-thanh- pho-ho-chi-minh.