




















Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Hậu quả để lại của chất độc màu da cam
Typology: Study Guides, Projects, Research
1 / 28
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Giảng viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Thị Túy Mã lớp học phần : Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Trần Bảo Trung 2221001455 Hồ Mỹ Hạnh 2221002983 Phạm Thị Phương Uyên 2221004356 Nguyễn Phan Uyển Nhi 2221004397 Võ Nguyễn Phước Hậu 2221004174 Võ Như Thường 2221002357 TP. Hồ Chí Minh, tháng 01/
Để hoàn thành được bài thu hoạch này, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các khoa, phòng và quý thầy, cô của trường Đại học Tài chính Marketing, những người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Túy- người đã trực tiếp giảng dạy bằng tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc và cảm ơn cô đã dành thời gian quý báu để giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng em. Nhờ có cô, chúng em đã có được những kiến thức cơ bản và cần thiết để thực hiện bài thu hoạch này. Trong quá trình thực hiện bài thu hoạch này, do hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những lời góp ý của thầy/cô để bài tiểu luận ngày càng hoàn thiện hơn. I.2. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1:Thùng phi chứa hỗn hợp 2.4D và 2.4.5T........................................................... 5 Hình 2: Cấu trúc một số hợp chất của dioxin................................................................. 6 Hình 3: Rừng đước Cà Mau bị chất độc da cam tàn phá.............................................. 11 Hình 4:Cậu bé bị nhiễm chất độc da cam..................................................................... 12 Hình 5: Đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam.................................................... 13 Hình 6: Cô gái Trần Thị Hoan..................................................................................... 15 Hình 7:Cô gái Lê Thị Thắm......................................................................................... 16 Hình 8:Cô Chín Hà...................................................................................................... 17 Hình 9: Xử lí môi trường tại sân bay Đà Nẵng............................................................ 18 Hình 10: Phó thủ tướng bộ tài chính nước Ireland thăm hỏi nạn nhân chất dộc da cam ..................................................................................................................................... 19 Hình 11: Ảnh trưng bày- chứng tích chiến tranh.......................................................... 21 i
Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc BIÊN BẢN HỌP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
Thường Võ Như Thường iii
II.1. Lý do chọn đề tài Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Từ lịch sử đấu tranh suốt một ngàn năm Bắc thuộc đến những thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chúng ta đã cho cả thế giới thấy tinh thần bất khuất, kiên cường và đầy quả cảm của con người Việt Nam. Và để có được đất nước Việt Nam như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu sự hy sinh của triệu triệu con người- Những người anh, người em, người đồng đội, đồng chí, những người con đã ngã xuống mà không kịp chứng kiến cảnh đất nước hòa bình. Chiến tranh dù đã qua đi, nhưng những nỗi đau mà nó để lại vẫn còn âm ỉ suốt hàng chục năm qua. Lúc này chúng ta đang sống và làm việc trong thời bình này, thì đâu đó dọc đất nước Việt Nam này những nỗi đau do chiến tranh để lại nó vẫn còn đó. Những người mẹ Việt Nam anh hùng thắt chặt nỗi lòng, nén dòng nước mắt để đưa con của mình về với đất mẹ, những ánh mắt ngây dại của những đứa trẻ lớn lên mà chẳng biết mặt cha mình, những gia đình phải chịu cảnh ly tán và bây giờ họ chẳng nhớ nổi gương mặt của chính người thân thuộc nhất của mình… Trong những ngày tháng mưa bom bão đạn ấy thì sao kể hết những tội ác mà quân xâm lược đã gieo trên mảnh đất này. Chúng cho máy bay B-52 gầm thét trên bầu trời nước ta, chúng thả những quả bom có sức sát thương lớn vào những nơi quan trọng của nước ta như trường học, bệnh viện… Chúng coi mạng người như cỏ rác thảm sát ở khắp nơi, nơi mà "mặt sông tám mươi mốt ngày đêm chưa hề có một khoảnh khắc trở lại màu xanh", nơi mà người Việt ta dâng lên nỗi sợ khi nhắc đến ba chữ “ dòng sông máu”... Nhắc đến những tháng ngày tàn khốc ấy thì chúng ta không thể nào quên được ‘chất độc da cam/dioxin’. Đây là loại chất độc hóa học vô cùng nguy hiểm, có khả năng gây ra những hậu quả nặng nề và lâu dài cho cả nhiều thế hệ sau. Chất độc da cam được quân đội Mỹ sử dụng với mục đích phá hủy rừng rậm và cây cối, tạo ra những vùng đất trống để quân đội Mỹ dễ dàng di chuyển và triển khai chiến đấu. Tuy nhiên, chất độc da cam không chỉ gây hại cho cây cối mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường. Chất độc da cam có thể gây ra nhiều bệnh tật cho con người, bao gồm: dị tật bẩm sinh, ung thư, rối loạn thần kinh, suy giảm hệ miễn dịch,... Những nạn nhân chất độc da cam thường phải chịu đựng những đau đớn về thể xác và tinh thần suốt đời. Không chỉ vậy, chất độc da cam còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chất độc này có thể tồn tại trong đất, nước
phục nó, từ đó tác động vào nhận thức và trách nhiệm của mọi người đối với nền hòa bình hiện nay cũng như sự đồng cảm đối với cộng đồng nạn nhân chất độc da cam. Bài thu hoạch bao gồm các mục đích cụ thể như sau: Tìm hiểu về chất độc da cam/dioxin cũng như quá trình mà quân đội Mỹ sử dụng nó trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam và chiến dịch nói lên cách mà quân đội Mỹ. Nêu ra chiến dịch nói lên cách mà quân đội Mỹ sử dụng thuốc diệt cỏ trên chiến trường Việt Nam được sản xuất chủ yếu bởi công ty Monsanto. Hậu quả nặng nề của chất độc da cam và hành trình đi tìm công lý cho cộng đồng nạn nhân chất độc da cam. Tìm hiểu một số nạn nhân của chất độc da cam và sự kiên cường bất khuất của họ. Tìm hiểu quá trình khắc phục hậu quả của Đảng nhà nước nhân dân ta. II.4. Câu hỏi cần giải đáp Chất độc da cam/dioxin là gì? Đế quốc Mỹ đã sử dụng ‘Chất độc da cam/dioxin’ trong chiến tranh Việt Nam như thế nào? Hậu quả của ‘chất độc da cam/dioxin’ là như thế nào? Sinh viên cần làm gì để đấu tranh và khắc phục hậu quả của ‘chất độc da cam/dioxin?
III.1. Sơ lược về cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ tại Việt Nam Năm 1961 tình hình chiến sự ở Việt Nam diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho Hoa Kì. Những người lính quân giải phóng quân Miền Nam Việt Nam ẩn nấp dưới những tán rừng rậm nhiệt đới đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn, phá vỡ âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” của Mỹ tại miền Nam Việt Nam (Linh, 2021). Ngày 12/4/1961, Tổng thống Mỹ John f.Kennedy nhận được một báo cáo về hoạt động quân sự của Mỹ tại Việt Nam, trong đó có đề xuất sử dụng hóa chất diệt cỏ còn gọi là chất khai quang để phá hủy những khu rừng nhằm phát hiện và đẩy lui lực lượng vũ trang giải phóng Việt Nam. Mặc dù khi đó có một số ý kiến kiên quyết phản đối ý định sử dụng hóa chất diệt cỏ do lo ngại có thể khiến Mỹ bị buộc tội xúc tiến một dạng chiến tranh hóa học. Song Bộ quốc phòng Mỹ lại ủng hộ kế hoạch với lí do chất diệt cỏ là phương tiện hiệu quả và kinh tế nhất để phá hủy những khu rừng, nhằm tiêu diệt nơi ẩn nấp của những người lính Cụ Hồ. Để lừa dối dư luận về một âm mưu tàn
độc, Bộ quốc phòng Mỹ đã dùng biệt danh Operation Ranch Hand (Chiến dịch Bàn tay dài) và phổ biến trong quân đội Mỹ cùng nhân dân rằng: “Các hóa chất hóa học được dùng là những chất diệt cỏ, chất làm rụng lá thông thường”. Cuối cùng Washington cũng đã phê chuẩn việc sử dụng chất độc da cam tại miền Nam Việt Nam (Tỉnh Quảng Nam, 2018). Tiếp theo, đầu tháng 5/1961, Tổng thống Mỹ cử Phó Tổng thống Lyndon B.Johnson tới Sài Gòn để bàn với Tổng thống Sài Gòn Ngô Đình Diệm về viện trợ trong tương lai của Mỹ. Một trong những kết quả của cuộc họp là hai bên đã thống nhất thành lập Trung tâm thử nghiệm và phát triển chiến đấu - CDTC (Combat Development and Test Center), với nhiệm vụ đầu tiên là thử nghiệm và phát triển việc sử dụng các chất độc hóa học để tiêu diệt thực vật rừng nhiệt đới và kẻ thù, phá hoại mùa màng để cắt nguồn cung cấp thực phẩm. Trung tâm được thành lập vào tháng 6 năm 1961 (Tỉnh Cà Mau, 2019). Ngày 10/8/1961, Mỹ lần đầu tiên điều máy bay H34 phun giả chất độc da cam_một trong những hóa chất độc hại nhất với con người từng được biết đến theo QL14 thuộc tỉnh Kontum ở Việt Nam, mở đầu cho hành động hủy diệt tàn bạo mà hệ quả đau thương tàn khốc mà nó kéo dài đến tận ngày nay và vẫn sẽ tiếp tục kéo dài chưa có hồi kết. Tháng 11/1961, tổng thống Mỹ khi đó là John f. Kennedy đã chính thức ra lệnh tiến hành chiến dịch mang mật danh Ranch Hand, sử dụng chất độc da cam với quy mô lớn chưa từng thấy ở bất kì đâu trên thế giới (Tỉnh Cà Mau, 2019). Ngày 1/1/1962, tờ New York Times đưa tin: Mỹ sẽ dùng chiến thuật phun hóa chất độc hại để phá hủy cây cối, khiến du kích Cộng sản không còn nơi ẩn náu và cắt nguồn tiếp tế.3 Mục đích của Mỹ rất rõ ràng, khi quân đội Mỹ - Việt Nam Cộng hòa không còn kiểm soát được địa phương nào nữa thì phải phá hủy hết mùa màng, làm cho nhân dân đói khát, buộc họ phải quỳ gối đầu hàng (Đảng Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh, 2021). III.2. Giới thiệu về chất độc da cam/dioxin Tại hội thảo đánh giá tác hại của chất độc da cam dioxin được Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam tại Hà Nội vào tháng 8 năm 2016. 100 nhà khoa học Việt Nam và quốc tế lần đầu tiên thống nhất rằng chỉ trong vòng hơn 10 năm từ năm 1961 đến năm 1971, Mỹ đã thực hiện 19905 vụ phun giải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học với 61% trong số đó là chất độc Da cam xuống 26 nghìn thôn bản của Việt Nam với tổng diện tích là 3,06 triệu héc-ta. 86% số diện tích bị rải chất độc 2 lần, 11& bị rải tới 10 lần (Thanh, 2016) Theo các nhà khoa học là một chất cực độc với liều lượng rất thấp cỡ từ 14 đến 37/ tỷ kg trên 1kg thể trọng trong vòng một ngày tức 24h đã gây tác hại đối với con người. Năm 1998, tổ chức Y tế thế giới WHO đã ban hành quy định về liều phơi
Trong vòng 10 năm từ năm 1961 đến năm 1971, gần 80 triệu lít chất da cam có chứa chất độc Dioxin đã được rải xuống những cánh rừng với 1 lời nói dối đó chỉ là chất diệt cỏ không ảnh hưởng đến con người. Thế nhưng bản chấ t là 2.4.5T và 2.4D có tác dụng là rụng lá được sử dụng với nồng độ cao gấp hàng chục lần liều lượng sử dụng để diệt cỏ trong công nghiệp. Đây cũng là loại chất gây ra tình trạng quái thai ở người khi nhiễm phải. Và trong vòng 10 năm Mỹ sử dụng chất độc Da cam trong cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam đã để lại hậu quả nặng nề dai dẳng. Đã có tới hơn 3 triệu héc-ta rừng tại miền Nam Việt Nam bị xóa sạch. Đất đai, nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Khủng khiếp nhất vẫn là hậu quả để lại với con người. Cụ thể là theo Hội nạn nhân chất độc da cam Dioxin Việt Nam đã có tới gần 5 triệu người bị phơi nhiễm trực tiếp và gián tiếp từ chất đọc da cam Dioxin (Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, 2020). III.3. Chiến dịch Ranch Hand của Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh hóa học kéo dài từ năm 1961 đến 1971, trong đó quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc CS dưới các dạng vũ khí khác nhau (lựu đạn, pháo, khói, thùng CS tự nổ khi chạm đất) nhằm làm mất sức chiến đấu lực lượng vũ trang của ta, bên cạnh đó là các phương tiện khác nhau (máy bay, xe phun, bình phun) phun rải các chất diệt cỏ, đặc biệt là chất da cam chứa dioxin, một loại chất siêu độc đối với sức khỏe con người, lên 3,06 triệu hécta lãnh thổ Nam Việt Nam với mật độ phun rải khoảng 37 kg/ha, gấp 17 lần liều sử dụng trong nông nghiệp (theo hướng dẫn của Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ năm 1969 là 2,2 kg/ha). Với mật độ này, các chất diệt cỏ trở thành những chất phát quang, phá hoại mùa màng có tính hủy diệt. Chương trình sử dụng các chất diệt cỏ của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ tháng 8 năm 1961 và kết thúc vào tháng 10 năm 1971 dưới mật danh chung là “OPERATION TRAIL DUST” (chiến dịch bụi đường mòn). Trong chương trình Hình 2 : Cấu trúc một số hợp chất của dioxin
này có các chiến dịch và kế hoạch dưới các mật danh khác nhau. Trong đó trụ cột là chiến dịch phun rải các chất diệt cỏ từ trên không bằng máy bay vận tải C-123 được đặt dưới mật danh là OPERATION RANCH HAND (chiến dịch Ranch Hand), được thực hiện từ tháng giêng năm 1962 đến tháng hai năm 1971, chủ yếu từ các máy bay chở hàng hóa C-123 và chiếm đến 95% lượng thuốc diệt cỏ được rải. Các công ty hóa chất Hoa Kỳ và các đối tác đồng minh khác đã rải 5% lượng thuốc diệt cỏ còn lại bằng trực thăng, xe tải và bằng tay, chủ yếu là để làm trống các bụi cây xung quanh các vành đai các khu quân sự. III.3.1. Mục đích chiến dịch: Phát quang để tấn công. Với mục đích này, việc khai quang (công tác 20T) được tiến hành tập trung vào các vùng căn cứ địa của Cách mạng (như chiến khu c, chiến khu Đ ở miền Đông Nam bộ, chiến khu Dương Minh Châu ở Bắc và Đông Bắc Tây Ninh, đặc khu rừng Sác, Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh...), đường mòn Hồ Chí Minh, các khu vực biên giới với việc phát hiện từ trên không và tổ chức tấn công từ trên không bằng máy bay ném bom, đặc biệt là ném bom rải thảm bằng B-52, hay tấn công trên bộ để tiêu diệt lực lượng, phá hủy phương tiện chiến tranh, cơ sở hậu cần, các tuyến đường vận chuyền và thông tin liên lạc của ta. Để tạo thành những vùng trắng, sau khi dùng các chất diệt cỏ để khai quang, quân đội Mỹ thả tiếp bom napal để đốt trụi những khu rừng mà họ thấy cần thiết. Đây là phương thức tác chiến rất dã man, hủy hoại môi trường sống, làm cho nhiều khu rừng nhiệt đới rậm rạp của Việt Nam bị tàn phá nặng nề. Phải mất nhiều thập niên, thậm chí hàng thế kỷ mới phục hồi lại được. Không những thế, nhiệt độ cao của bom napal còn tạo nên các dioxin thứ cấp với số lượng đáng kể ở những nơi đã phun rải các chất diệt cỏ chứa 2,4-D và 2,4,5-T (Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, 2020). Phát quang để phòng vệ. Để thực hiện mục tiêu này, việc khai quang (công tác 20P) được thực hiện ở những vành đai rậm rạp xung quanh các khu vực đóng quân, khu vực trọng yếu, cơ sở hậu cần quan trọng, trục lộ chuyển quân, bãi đổ quân của Mỹ
Ngày 16/12/1961, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ McNamara đã họp với các chỉ huy quân sự Thái Bình Dương tại Hawaii để kiểm tra công việc chuẩn bị cho chiến dịch Ranch Hand. Ngày 1/1/1962, Tờ New York Times cho biết: Mỹ sẽ áp dụng chiến thuật phun rảichất hóa học độc có tác dụng làm rụng lá cây, làm cho du kích Cộng sản không cónơi ẩn náu và cắt đứt nguồn tiếp tế của họ. Mục đích của Mỹ rất rõ ràng, khi màquân đội Mỹ - Việt Nam Cộng hòa (VNCH) không còn kiểm soát nổi địa phươngnào đó nữa thì phải phá hủy toàn bộ mùa màng để làm cho dân chúng đói khổ,buộc phải quỳ gối đầu hàng. Ngày 8/1/1962, các chất tím và xanh đã được đưa đến Sân bay Tân Sơn Nhất và chúng đã được sử dụng trong phi vụ đầu tiên của chiến dịch Ranch Hand. Ngày 10/1/1962, phi vụ khai quang đầu tiên của chiến dịch Ranch Hand đã được tiến hành ở khu vực phía Bắc đường 15. Ngày 7/1/1971, phi vụ cuối cùng của chiến dịch Ranch Hand kết thúc với 3 chiếc máy bay vận tải C-123 phun rải ở tỉnh Bình Thuận. Ngày 31/10/1971, chuyến bay phun rải cuối cùng bằng máy bay trực thăng của Mỹ kết thúc. Chương trình sử dụng các chất độc hóa học của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ ngày 10/8/1961 và kết thúc vào ngày 31/10/1971 dưới mật danh chung là “Trail Dust”. Trong thời gian chiến tranh, Mỹ - Ngụy chia Nam Việt Nam ra các vùng chiến thuật: I, II, III, IV. Trong đó vùng chiến thuật III bị phun rải nặng nhất, đây là khu vực xung quanh Sài Gòn, đầu não của Mỹ - Ngụy. Các tỉnh và khu vực trọng điểm là: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, chiến khu D, chiến khu Dương Minh Châu, đặc khu rừng Sác, mật khu Bời Lời. Từ năm 1961 đến năm 1971, chỉ trong vòng 10 năm, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam chứa 366 kg dioxin xuống gần 26.000 thôn bản, với diện tích hơn 3,06 triệu ha; trong đó có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần. Tổng cộng có tới 366kg dioxin đã bị phun, rải trên 1/4 tổng diện tích miền nam Việt Nam, vượt gấp 17 lần mật độ cho phép sử dụng trong nông nghiệp Mỹ. III.3.5. Các công ty sản xuất chất độc dioxin Trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải xuống miền nam khoảng 80 triệu lít hóa chất khai quang - diệt cỏ khác nhau, trong đó có hơn 43 triệu lít chất độc màu da cam. Các hóa chất này được sản xuất và cung cấp theo đơn đặt hàng của Bộ quốc quốc phòng Mỹ với các công ty hoá chất lớn như Dow, Monsanto, Hercules, Diamond Shamrock và một số công ty hoá chất khác.
Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất chất độc da cam (CĐDC) lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ. Monsanto, Vào những năm 1960, nhà máy của Monsanto sản xuất chất độc "màu da cam", chất diệt cỏ mạnh mẽ mà quân đội Mỹ sử dụng để thả xuống các cánh rừng rậm Việt Nam. Monsanto là công ty hàng đầu trong 37 công ty sản xuất thuốc diệt cỏ chứa dioxin (còn gọi là chất độc màu da cam) cung cấp cho quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Chất độc từ thuốc diệt cỏ đã khiến 4,8 triệu người Việt Nam phơi nhiễm, trong đó có hơn 3 triệu người hoặc đã chết hoặc bị các bệnh hiểm nghèo, sinh con bị dị dạng, dị tật... Năm 2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã khởi kiện 37 công ty sản xuất hóa chất Mỹ, trong đó có Monsanto. Đến năm 2009, một tòa án quốc tế được thiết lập tại Paris (Pháp) để giải quyết vấn đề liên quan đến chất độc da cam và nạn nhân Việt Nam, nhưng cả Chính phủ Mỹ lẫn Monsanto đều từ chối xuất hiện. Tới ngày 18/4/2017, Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye, Hà Lan công bố kết luận rằng công ty Monsanto đã hủy diệt môi trường, gây thiệt hại cho người dân Việt Nam. Tuy nhiên, Monsanto không thừa nhận kết luận của phiên tòa. III.4. Hậu quả nặng nề của chất độc da cam và hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân chất độc da cam. Gần 50 năm sau chiến tranh, loại chất hóa học chết người – chất độc da cam/dioxin vẫn đang tiếp tục tàn phá sức khỏe của hàng triệu người Việt Nam ngày nay, tác động tiêu cực đến môi trường và những thế hệ tương lai của đất nước. III.4.1. Đối với môi trường Có thể nói rằng, hệ sinh thái rừng mưa vô cùng phong phú đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó chất diệt cỏ đã làm cho hệ sinh thái mất cân bằng môi trường tự nhiên trở nên xơ xác, nghèo kiệt. Gần 25% tổng diện tích miền nam Việt Nam từ vùng thấp ven biển đến vùng đồi núi cao thuộc 5 vùng sinh thái như: Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đều bị ảnh hưởng, trong đó, Đông Nam Bộ là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất khoảng 56% diện tích tự nhiên bị phun rải, 86% lượng chất độc được phun lên các vùng rừng rậm và 14% còn lại được dùng để phá hủy ruộng nương, hoa màu, chủ yếu là đồng lúa và nương rẫy. Diện tích rừng ngập mặn bị ảnh hưởng chất độc hóa học là 150.000 ha, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề là khu rừng ngập mặn tại Cà Mau (Linh, 2021). Đã có 10% – 20% số cây thuộc tầng cao nhất bị chết (chiếm gần 60% sinh khối của rừng). Nghiêm trọng hơn là khí hậu bị ô nhiễm dẫn đến khí hậu ở tầng thấp thay đổi: độ ẩm giảm, cường độ chiếu
Nguy hiểm hơn cả là chất độc màu da cam đã để lại di chứng cho đời sau, con cái của những người bị nhiễm chất độc hóa học, mặc dù sinh ra sau chiến tranh, thậm chí ở rất xa nơi có chiến sự, cũng mắc phải các bệnh hiểm nghèo hoặc có hình hài dị dạng. Sự tồn tại của hàng loạt các trẻ em dị tật trong các vùng bị nhiễm chất độc và trong các gia đình cựu chiến binh có bố hoặc mẹ từng công tác, chiến đấu trong vùng bị nhiễm chất độc màu da cam, đang trở thành nỗi đau và gánh nặng to lớn không chỉ riêng cho các em và gia đình, mà còn cho cả xã hội. Chỉ tính riêng tỉnh Bình Thuận, theo số liệu khảo sát của tỉnh, quân đội Mỹ đã phun rải trực tiếp xuống 65.473 ha, chiếm 8,4% diện tích đất đai toàn tỉnh; gây phơi nhiễm chất độc da cam cho gần 6.000 người. Hầu hết những người bị nhiễm chất độc da cam của tỉnh Bình Thuận là cán bộ kháng chiến, bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và nhân dân sống trong vùng bị rải chất độc; một số là những người từng phục vụ trong chính quyền Sài Gòn cũng bị nhiễm chất độc da cam (Tỉnh Thái Bình, 2023). III.4.3. Hành trình tìm lại công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Hành trình đòi lại công lý cho những nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, những người phải trực tiếp hứng chịu nỗi đau tàn khóc cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng hành trình đòi lại công lý đó cũng rất gian nan. 31/1/ 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân chất độc da cam là hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin chính thức được thành lập đã kiện 37 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Chỉ sau đó chưa đầy một tháng, Hội quyết định ký đơn kiện các công ty hóa chất Mỹ, trong đó Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất chất độc da cam lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ bị réo tên cùng các công ty khác (Bách & Đạt, 2022). Nguyên đơn lúc đầu chỉ có 3 người, nhưng sau đó phát triển lên đến hơn 30 người, đại diện cho 3 triệu nạn nhân. Đặc biệt, trong số này có cả một số con em của các nạn nhân. Bên cạnh đó, một đợt tuyên truyền, vận động giúp đỡ các nạn nhân về Hình 4 :Cậu bé bị nhiễm chất độc da cam Hình 5 : Đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam
vật chất lẫn tinh thần cũng được hội Nạn nhân chất độc da cam phát động 1,5 triệu người đã đồng ý ký để ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý. Ngày 10/3/2005, Thẩm phán Jack Weinstein thuộc Tòa án liên bang tại quận Brooklyn đã bác đơn kiện vì không có cơ sở pháp luật. Quan tòa ngụy biện rằng chất độc da cam đã không được xem là một chất độc bị cấm theo luật quốc tế vào lúc Mỹ dùng nó và rằng Hoa Kỳ không bị cấm dùng nó để diệt cỏ và những công ty sản xuất chất này không có trách nhiệm về cách sử dụng của chính quyền (Nhàn, 2005). Ngày 7/4/2005, Đoàn Luật sư đại diện cho các nạn nhân Việt Nam nộp đơn yêu cầu Tòa kháng án liên bang khu vực 2 ở New York xét xử lại và phủ quyết phán quyết trước đây của chánh án Jack Weinstein. Tuy nhiên, ngày 22/2/2008, Tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ tại New York đã tiếp tục ra phán quyết bác đơn kiện của các công dân Việt Nam và giữ y án sơ thẩm. Ngày 18/3/2008, Đoàn Luật sư Hoa Kỳ và Hội Luật gia dân chủ quốc tế gồm 10 người đã đến Việt Nam để hỗ trợ về mặt pháp lý cho các nạn nhân trong vụ kiện sắp tới lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Ngày 6/10/2008, nguyên đơn tiếp tục nộp đơn thỉnh cầu lên Tòa án Tối cao Mỹ nhưng đã bị Tòa án Tối cao Mỹ bác đơn thỉnh cầu của nguyên đơn vào ngày 2/3/2009 (Bách & Đạt, 2022). Tháng 5/2009, một tòa án “lương tâm nhân dân” quốc tế được thiết lập tại Paris, kết luận Chính phủ Mỹ là thủ phạm sử dụng chất dioxin mà hậu quả của nó đối với môi trường của Việt Nam có thể coi là “hủy diệt môi trường”, các công ty hóa chất là tòng phạm của các hành động này. Chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất phải bồi thường toàn bộ cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin và gia đình của họ (Ban tuyên giáo Trung Ương, 2019) Ngày 18/4/2017, Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye, Hà Lan công bố rằng công ty Monsanto đã hủy diệt môi trường, gây thiệt hại cho người dân Việt Nam. Do đây là phiên tòa công dân nên kết luận chỉ là kiến nghị tham vấn, không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, kiến nghị tham vấn được chuyển đến Liên hợp quốc, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc và tập đoàn Monsanto. Các nạn nhân của Monsanto có thể sử dụng các luận điểm pháp lý trong kiến nghị tham vấn để kiện Monsanto. Bản thân các nghị sĩ Mỹ cũng đã đưa ra 4 dự luật yêu cầu Chính phủ Mỹ tham gia khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Tháng 5/2007, Quốc hội Mỹ đã phân bổ khoản ngân sách 3 triệu USD nhằm khắc phục ảnh hưởng của chất độc da cam và môi trường tại một số điểm nóng nhất và năm 2009 tăng lên 6 triệu USD. Tính đến ngày 1/1/2016, Chính phủ Mỹ đã chuẩn chi 173 triệu USD tham gia khắc phục hậu quả ở Việt Nam (Bách & Đạt, 2022). Tiếp nối hành trình đi đòi công lý cho các nạn nhân da cam, tháng 5/2014, bà Trần Tố Nga - một người Việt mang quốc tịch Pháp, sinh năm 1942 là nạn nhân bị
Cô gái Trần Thị Hoan, một trong những "bông hoa giữa đời thường," là sinh viên năm cuối ngành Hệ thống Thông tin tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh. Trong buổi điều trần thứ ba về chất độc da cam/dioxin tại Washington ngày 15/7/2010, cô đã chia sẻ câu chuyện đau lòng về cuộc sống của mình và của những nạn nhân khác. Sinh ra mà không có hai chân và bàn tay trái, Hoan là hậu duệ của một người mẹ đã bị nhiễm dioxin khi khai hoang đất để làm rẫy. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự hỗ trợ từ Làng Hòa Bình và lòng kiên trì phi thường, Hoan đã vượt qua những thử thách để trở thành một sinh viên xuất sắc và tự tin. Trong cuộc điều trần, cô đã đại diện cho những nạn nhân chất độc da cam, kêu gọi sự chú ý và hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Hoan cũng nói về khó khăn mà nạn nhân chất độc da cam gặp phải: “Ai cũng có những ước muốn về một gia đình, một công việc, một cuộc sống bình yên và các nạn nhân da cam cũng vậy. Nhưng ước muốn của họ đã bị chất độc da cam cướp đi,” đồng thời, cô cũng bày tỏ mong muốn các công ty hóa chất Mỹ có những hành động đúng đắn để bù đắp cho những nạn nhân chịu ảnh hưởng khủng khiếp của chất độc do họ sản xuất vì đó là vấn đề nhân đạo và nhân văn. Với nghị lực phi thường và tình yêu thương từ cộng đồng, Hoan không chỉ vượt qua khó khăn về sức khỏe mà còn xây dựng được cuộc sống tích cực, trở thành hình mẫu cho sự vươn lên và hòa nhập. Mỗi bước chân của cô trở nên ý nghĩa hơn khi cô tham gia các hoạt động hỗ trợ những người cùng cảnh ngộ, và qua đó, chứng minh rằng "Ngày mai trời lại sáng” (Thành phố Hà Nội, 2010). Câu chuyện của cô gái Lê Thị Thắm từ thôn Đông Sơn, Thanh Hóa,cũng là một hình ảnh sống động về sự kiên trì và nghị lực vượt lên trước khó khăn. Dù chỉ cao 1m30 và nặng 27kg, cô đã vượt qua những thử thách của cuộc sống với sự đau đớn từ di chứng chất độc da cam, để trở thành sinh viên năm cuối ngành Sư phạm tiếng Anh tại Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa.Từ khi mới lọt lòng mẹ, Thắm đã phải đối mặt với số phận không có đôi tay, nhưng bằng nghị lực phi thường và tâm huyết, cô đã tập viết bằng đôi chân của mình. Với ý chí kiên cường, Thắm không chỉ tập viết thành công Hình 6 : Cô gái Trần Thị Hoan
mà còn là học sinh giỏi trong suốt 12 năm học và đạt nhiều giải thưởng về văn chương và nghệ thuật (Thành phố Hà Nội, 2010). Không chỉ là người học giỏi, Thắm còn là người thầy tận tâm, mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ khó khăn. Sự lạc quan và tình thần tích cực của cô không chỉ là nguồn động viên mạnh mẽ cho bản thân mà còn truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Thắm không chỉ là biểu tượng của sự vươn lên trong cuộc sống mà còn là niềm hy vọng cho những trẻ em khó khăn khác ở vùng quê. Cô không ngừng mong muốn chia sẻ kiến thức và yêu thương, giúp các em tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Đồng hành cùng chương trình "Nối trọn yêu thương" của Nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, Thắm nhận được sự động viên và hỗ trợ, giúp lớp học của cô ngày càng phát triển, đồng thời hướng dẫn nhiều em học sinh khó khăn vươn lên trong cuộc sống (Tùng & Lộc, 2023). Cuối cùng, phải kể đến một Bông hoa nở rộ giữa đời thường ở vùng đất Bạc Liêu xa xôi mang tên Cô Chín Hà - một người phụ nữ nghị lực và tận tâm với các công tác hội, đoàn thể tại TP Bạc Liêu. Dù đã ngoài 70 tuổi, sức khỏe yếu đuối do bệnh tật và tuổi tác, cô vẫn không ngừng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trong các cương vị như Chủ tịch Hội cựu Thanh niên Xung phong (TNXP) TP Bạc Liêu, Phó Chủ tịch Hội Người Cao tuổi phường 1, Chủ tịch Hội Nạn nhân Chất độc Da cam Dioxin phường. Mặc dù cũng là một nạn nhân của chất độc da cam, nhưng Cô Chín Hà không chỉ tham gia các công tác đoàn thể mà còn làm việc tích cực với Hội Nạn nhân Chất độc Da cam. Bằng tấm gương và tinh thần "học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh," cô đã đưa sự quan tâm và chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận cộng đồng, giúp đỡ những nạn nhân chất độc Da cam có điều kiện sống và học tập tốt hơn (Nam, 2023). Cô Chín Hà có đóng góp lớn trong việc chăm sóc, hỗ trợ các nạn nhân chất độc Da cam. Cô không chỉ là một cán bộ tận tụy với công việc mà còn là nạn nhân chất độc Da cam chính mình. Nỗi đau của cô không chỉ là cá nhân mà còn là sự chia sẻ và thấu hiểu nỗi đau của hàng ngàn người lính và gia đình họ từng trải qua mặc dù cô cũng đã phải đối mặt với chất độc hóa học trong quá trình chiến đấu. Hình 7 :Cô gái Lê Thị Thắm