Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Bài thu hoạch Cảm tình Đảng, Lecture notes of Public Law

Đây là bài thu hoạch sau khi hoàn thành khóa học Cảm tình đảng

Typology: Lecture notes

2022/2023

Uploaded on 06/17/2024

tuan-anh-vu-4
tuan-anh-vu-4 🇻🇳

1 document

1 / 13

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐẢNG ỦY ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÀI THU HOẠCH
LỚP BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VỀ ĐẢNG
Họ và tên : Vũ Tuấn Anh
Chức vụ: Sinh viên
Lớp : QH2021 E KTQT CLC 3
Mã sinh viên : 21050788
Ngày sinh: 15/09/2003
Quê quán: xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Hà Nội, 25/4/2022
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd

Partial preview of the text

Download Bài thu hoạch Cảm tình Đảng and more Lecture notes Public Law in PDF only on Docsity!

ĐẢNG ỦY ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI THU HOẠCH

LỚP BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VỀ ĐẢNG

Họ và tên : Vũ Tuấn Anh

Chức vụ: Sinh viên

Lớp : QH2021 E KTQT CLC 3

Mã sinh viên : 21050788

Ngày sinh: 15/09/

Quê quán: xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Hà Nội, 25/4/

ĐỀ BÀI

  1. Vì sao cần phải học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách HCM, Phân tích nội dung chủ yếu của phong cách HCM. Liên hệ thực tế việc học tập tư tưởng đạo đức phong cách HCM tại cơ quan mình công tác tại cơ quan mình công tác.
  2. Vì sao vấn đề xây dựng động cơ vào Đảng được đặt lên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định. Cần làm gì và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên của Đảng CSVN. Liên hệ thực tế công tác phát triển Đảng viên tại cơ quan đơn vị mình công tác.

cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm". Người nói về tác dụng của việc nêu gương sáng đạo đức: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". “Người cách mạng chúng ta nếu không tu dưỡng thì cũng có phen có cái đuôi ấy, dù nhỏ sẽ có ngày gây hậu quả khôn lường”… Bác nhắc nhở mọi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng, rèn luyện. Nếu không chịu khó học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thì có ngày ""cái đuôi dốt nát"" sẽ lòi ra; vì không ai trên đời này chỉ cần học một lần là xong xuôi hết cả. Mặt khác, nếu không chịu khó tu dưỡng đạo đức, thì ""cái đuôi cá nhân chủ nghĩa"" cũng sẽ được mọc dần lên, vì trong mỗi người đều tồn tại cả cái tốt và cái xấu. Học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấm nhuần những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới mà Người nêu lên và đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình; giáo dục, động viên, cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng thực hiện. Đó là: Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; Xây đi đôi với chống; Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"". Thực vậy, cái ác, cái xấu là kẻ thù của đạo đức, nhưng nó thường ẩn giấu bên trong con người, thậm chí đội lốt ngay trong cái vỏ đạo đức. Hơn nữa, nó là ""giặc nội xâm"", là kẻ thù bên trong nên vừa nguy hiểm, vừa khó phát hiện. Phương thuốc đặc hiệu nhất để phòng và chống kẻ thù vô hình này là phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức. Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải tự ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong suốt cuộc đời; coi tu dưỡng đạo đức là một việc làm như rửa mặt hằng ngày.

  • Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ, bao gồm một số nội dung chính là: phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt.
  • Phong cách làm việc dân chủ đó là phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; Đi đúng đường lối quần chúng,“lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng”;Tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cho tốt và Nêu gương.

chính là làm việc khoa học; làm việc có kế hoạch; làm việc đúng giờ; đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, đường mòn.

  • Phong cách làm việc quần chúng: khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp; Chân tình, nồng hậu, tự nhiên; Linh hoạt, vui vẻ, hòa nhã, xóa nhòa mọi khoảng cách. Đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân cần, tế nhị, bình dị, tự nhiên đến mức hồn nhiên, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy không khí chan hòa, ấm cúng, thoải mái, không cảm thấy sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần chúng.
  • Phong cách làm việc khoa học không ngừng trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ để ngày càng làm tốt hơn nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia các cuộc vận động học tập và làm theo gương Bác. Hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Đoàn giao phó. Bản thân luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng kỷ luật nhà trường, không trục lợi cá nhân, dù ở bất cứ cương vị nào cũng luôn gần gũi với mọi người, học tập những người xung quanh để ngày một tiến bộ
  • Phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm : luôn có tinh thần xây dựng một tập thể đoàn kết, biết cộng đồng trách nhiệm, biết yêu thương giúp đỡ nhau thì chắc chắn tập thể đó sẽ vững mạnh và sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
  • Liên hệ với bản thân: Là một đoàn viên, sinh viên được giảng dạy trên ghế nhà trường, tôi nhận thấy cần phải gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh vào những việc làm cơ bản sau: _ Về tư tưởng chính trị:_*
  • Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng;
  • Tin tưởng và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
  • Chấp hành tốt mọi chủ chương đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  • Tích cực đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng; bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt;

Câu 2: Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ của nhân dân. Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc, nếu vào Đảng mà chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân thì đừng vào. Những người mà ngay từ khi phấn đấu vào Đảng đã có động cơ không trong sáng thì khi đã đứng trong hàng ngũ của Đảng chắc chắn sẽ quay lưng phản bội lại Đảng khi có cơ hội. Điều đó là hết sức nguy hiểm cho sự trong sạch, vững mạnh của Đảng. Thực tế đã có những Đảng viên đã được thử thách qua chiến đấu rất dũng cảm, rất anh hùng, nhưng trong điều kiện hòa bình, trước sự cám dỗ của tiền tài, vật chất đã gục ngã, đã bị biến chất, thoái hóa. Đã có những đoàn viên, thanh niên sau quá trình phấn đấu miệt mài với thành tích tốt, hoạt động phong trào rất sôi nổi và có nhiều cống hiến với tinh thần xung kích tình nguyện đã được kết nạp vào Đảng nhưng khi đã đứng vào hàng ngũ của Đảng rồi thì họ lại có biểu hiện hưởng thụ, không còn nhiệt tình và chí công vô tư như trước nữa, thậm chí có một số phần tử sa vào thoái hóa biến chất về tư tưởng và đạo đức dẫn đến vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đảng là một tổ chức chính trị, đây là một tổ chức luôn luôn vận động và phát triển nên rất cần những người ưu tú để cho Đảng hoạt động và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng trong từng thời kỳ. Việc kết nạp đảng viên mới để bổ sung cho Đảng những con người có phẩm chất tốt, năng lực giỏi để phục vụ cho Đảng, giúp Đảng ta lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới hiện nay. Chính vì vậy mà trong quá trình phấn đấu để trở thành Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam thì mỗi người phải xác định được động cơ vào Đảng đúng đắn, tuyệt đối trung thành với Điều lệ và Cương lĩnh chính trị của Đảng. Mỗi đoàn viên, thanh niên ngay từ đầu phải xác định rõ động cơ trong sáng để phấn đấu, chấp nhận gian khổ hi sinh, chấp nhận sự phân công và điều động của tổ chức, Đoàn thể, của cơ quan đơn vị, hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên trên lợi ích cá nhân, phấn đấu vì lý tưởng cách mạng cao cả, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa giàu đẹp và văn minh. Có như vậy thì Đảng mới có thể kết nạp được những Đảng viên chất lượng từ những người đoàn viên, thanh niên, quần chúng ưu tú. Đảng lãnh đạo nhân dân một phần thông qua sự tiên phong gương mẫu của đội ngũ Đảng viên: "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", những việc khó khăn, gian khổ, Đảng viên phải gương mẫu đi đầu, lo trước nỗi lo thiên hạ, vui sau cái vui

thiên hạ. Tất nhiên, đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ thì cũng có một số quyền lợi nhất định. Nhưng vượt lên trên tất cả cái gọi là quyền lợi ấy phải là đạo đức cách mạng, là phẩm chất của người Đảng viên, người cán bộ đoàn, hội gương mẫu và tận tụy vì tập thể. Nếu động cơ không trong sáng, nếu Đảng viên mà đặt lợi ích cá nhân lên trên hết thì người Đảng viên đó không được lòng tin và sự tín nhiệm của tập thể và quần chúng nữa, khi đã xa rời quần chúng thì không thể lãnh đạo được nhân dân và mọi việc sẽ thất bại vì "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay. Các thế lực thù địch và phản động luôn tìm cách chống phá Đảng và Nhà nước ta trên nhiều mặt, trong đó đoàn viên, thanh niên, quần chúng là một trong những đối tượng mà các thế lực này hướng đến bởi vì đây là đối tượng còn non trẻ về bản lĩnh chính trị, hạn chế về kinh nghiệm và cũng chính là đối tượng dễ bị kích động. Nếu mỗi người phấn đấu vào Đảng với động cơ không trong sáng sẽ dễ bị lợi dụng, lôi kéo, rất có thể họ sẽ vô tình trở thành "nội gián" bên trong Đảng tạo điều kiện thuận lợi cho âm mưu "tự diễn biến, tự chuyển hóa" của các thế lực xấu. Vì vậy, ngay từ đầu phải xác định rõ động cơ vào Đảng một cách đúng đắn, trong sáng cho những đối tượng này để những đối tượng xấu không có cơ hội lợi dụng. Có thể nói rằng, nếu tổ chức đảng kết nạp người có động cơ không đúng đắn vào Đảng thì chẳng khác gì cấy thêm những tế bào ung thư vào cơ thể. Không chỉ đối với mỗi đoàn viên, thanh niên, quần chúng mà bất cứ ai, nếu ngay từ đầu không xác định động cơ trong sáng khi vào Đảng thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Người có động cơ cá nhân khi đã thành đảng viên thì không những không ngăn ngừa được những kẻ cơ hội chui vào Đảng mà còn tạo cơ hội cho những kẻ cùng hội cùng thuyền dễ dàng đứng vào hàng ngũ của Đảng. Cứ thế, những kẻ cá nhân chủ nghĩa ở trong Đảng sẽ ngày càng nhiều, đây là một trong những hậu quả nguy hiểm nhất. Đồng thời, những kẻ cơ hội chui vào Đảng có khả năng tìm mọi cách để chạy chức, chạy quyền, khi đã có chức quyền thì tất sẽ nảy sinh bè phái, chia rẽ nội bộ, hủ hoá đảng viên, cán bộ, công chức. Do đó, xây dựng động cơ đúng đắn cho người xin vào Đảng ngay từ đầu cũng có thể xem là bước đầu tiên của việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Ngay từ khi ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định là đội tiên phong chiến đấu, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, có sứ mệnh lãnh đạo nhân dân thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng là “ Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người,

Xây dựng động cơ vào Đảng có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền và lãnh đạo theo cơ chế thị trường, mỗi đảng viên đều phải đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách. Nếu người vào Đảng không xác định cho mình động cơ đúng đắn sẽ không vượt qua được những thử thách, khó khăn đó. Trở thành đảng viên là vinh dự, tự hào nhưng trên hết là trách nhiệm; trách nhiệm tiếp tục cống hiến, cống hiến không phải là cái gì đó quá cao siêu, mà trước hết đơn giản là phải hết sức cố gắng trong học tập và công tác, là phấn đấu hết mình để chiếm lĩnh tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn. b. Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng Bản lĩnh chính trị được hình thành chủ yếu bằng sự nỗ lực của bản thân trong quá trình học tập, nắm vững lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là nền tảng tư tưởng của Đảng.Đạo đức cách mạng là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện suốt đời; như Bác Hồ đã dạy: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là phủ định vai trò, lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân được tôn trọng khi nó không trái với lợi ích chung của cộng đồng. Đường lối của Đảng là kết hợp hài hòa giữa 3 lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Đảng luôn luôn tôn trọng và quan tâm đến lợi ích cá nhân, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, đặt lợi ích cá nhân mình lên trên, lên trước lợi ích tập thể và toàn xã hội. Việc gì có lợi cho cách mạng, cho nhân dân thì khó mấy, kể cả hy sinh cũng làm. Việc gì có hại cho cách mạng, cho nhân dân thì nhỏ mấy cũng hết sức tránh. Mỗi đảng viên phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Nếu để cho chủ nghĩa cá nhân ám ảnh, chi phối, người đảng viên sẽ mất dần tư cách, đi tới tự tước bỏ danh hiệu cao quý của mình. Vì vậy, muốn giữ được tư cách, đảng viên nhất thiết “phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng để tiến bộ, thì tức là thoái bộ, là lạc hậu… sẽ bị xã hội tiến bộ sa thải”. c. Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phấn đấu trở thành người sản xuất, công tác, chiến đấu và học tập giỏi. Để trở thành đảng viên, người đang phấn đấu vào Đảng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác của mình và nhiệm vụ của tổ chức đảng, đoàn thể giao cho.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị, mà còn phải giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung”. Muốn vừa thạo về chính trị, vừa giỏi về chuyên môn, mỗi đảng viên phải ra sức “học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, học tập văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ; không ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và năng lực công tác của mình”. d. Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội Đảng viên phải giữ vững và phát huy truyền thống của Đảng, là gắn bó mật thiết máu thịt với nhân dân, trước hết thể hiện sự gắn bó với quần chúng ở nơi làm việc và nơi cư trú của mình. Muốn trở thành đảng viên, người phấn đấu vào Đảng phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, với đồng nghiệp, bạn bè trong đơn vị công tác, với bà con làng xóm, khối phố; tôn trọng, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Phấn đấu vào Đảng phải nhiệt tình tham gia sinh hoạt đoàn thể mà bản thân là thành viên, phải thể hiện rõ vai trò, khả năng lãnh đạo, tập hợp quần chúng, phải phát huy tính tiền phong, gương mẫu và những phẩm chất cần thiết để trở thành đảng viên của Đảng, nếu là đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì phải là đoàn viên ưu tú. Người muốn vào Đảng phải chú trọng mở rộng quan hệ xã hội, tích cực tham gia công tác xã hội, gương mẫu và vận động gia đình, người thân tham gia các phong trào ở địa phương. Muốn làm cho quần chúng phấn khởi, tin tưởng, người đảng viên “phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân, phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, thành tâm học hỏi quần chúng, kiên quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước. Phải thật thà, ngay thẳng, không được giấu dốt, giấu khuyết điểm, sai lầm. Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo… Phải luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải “chí công, vô tư” và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. e. Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở