Download Bài thi cuối kỳ môn Trí tuệ nhân tạo và Khởi nghiệp and more Assignments Marketing in PDF only on Docsity!
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP: QUÁN ĂN PLANT-BASED GO
Môn học: Khởi nghiệp và đổi mới Giảng viên: Th.S Ngô Vũ Quỳnh Thi Nhóm: Rít Họ và tên sinh viên thực hiện: MSSV:
- Phạm Nguyên Chi 2121007578
- Tống Quỳnh Như 2121013217
- Trương Mẫn Nghi 2121007416
- Lê Hoàng Tú Quyên 2121007491
- Nguyễn Thị Hương Giang 2121007286
- Nguyễn Thị Hà Giang 2121007311
- Mai Nguyễn Ngọc Thảo 2121001927
- Lê Thảo Quyên 2121007422 TP. Hồ Chí Minh, 2023
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP: QUÁN ĂN PLANT-BASED GO
Môn học: Khởi nghiệp và đổi mới Giảng viên: Th.S Ngô Vũ Quỳnh Thi Nhóm: Rít Họ và tên sinh viên thực hiện: MSSV:
- Phạm Nguyên Chi 2121007578
- Tống Quỳnh Như 2121013217
- Trương Mẫn Nghi 2121007416
- Lê Hoàng Tú Quyên 2121007491
- Nguyễn Thị Hương Giang 2121007286
- Nguyễn Thị Hà Giang 2121007311
- Mai Nguyễn Ngọc Thảo 2121001927
- Lê Thảo Quyên 2121007422 TP. Hồ Chí Minh, 2023
MỤC LỤC
- MỤC LỤC
- DANH MỤC HÌNH
- DANH MỤC BẢNG
- TÓM TẮT........................................................................................................................
- I. Giới thiệu về doanh nghiệp
- 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- 1.2 Sứ mệnh
- 1.3 Tầm nhìn
- 1.4 Triết lí kinh doanh
- 1.5 SWOT
- 1.5.1 Strengths
- 1.5.2 Weaknesses
- 1.5.3 Opportunities
- 1.5.4 Threatens
- II. Cơ hội thị trường
- 2.1 Bối cảnh thị trường
- 2.1.1 Môi trường vĩ mô
- 2.1.2 Môi trường vi mô
- 2.1.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
- 2.2 Xác định cơ hội thị trường
- 2.2.1 Tổng quan thị trường plant-based hiện nay tại Việt Nam
- 2.2.2 Cơ hội thị trường....................................................................................
- III. Sáng tạo ý tưởng khởi nghiệp
- 3.1 Khơi nguồn ý tưởng
- 3.2 Ý tưởng quán plant-based
- IV. Phân tích khả thi
- 4.1 Khả thi sản phẩm
- 4.2 Khả thi ngành / thị trường mục tiêu
- 4.3 Khả năng của tổ chức
- 4.4 Khả năng tài chính
- 4.4.1 Tổng số tiền đầu tư giai đoạn đầu
- 4.4.2 Ước tính hiệu suất dự án có thể mang lại
- 4.4.3 Lợi nhuận và kế hoạch hoàn vốn
- V. Mô hình kinh doanh CANVAS
- 5.1. Phân khúc khách hàng
- 5 .2. Giá trị cung cấp cho khách hàng
- 5.3. Kênh phân phối...............................................................................................
- 5.4. Quan hệ khách hàng
- 5.5. Dòng doanh thu
- 5.6. Nguồn lực chính
- 5.7. Các hoạt động chính
- 5.8. Đối tác chính
- 5.9. Cơ cấu chi phí
- VI. Phân tích ngành
- 6.1. Phân tích ngành
- 6.1.1 Tiềm năng và tăng trưởng của ngành thực phẩm Plant-based:..............
- 6.1.2 Thị trường và xu hướng tiêu dùng thực phẩm Plant-based:
- 6.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
- VII. Kế hoạch kinh doanh
- 7.1 Kế hoạch marketing
- 7.1.1 Phân tích STP.........................................................................................
- 7.1.1.1 Phân khúc khách hàng.....................................................................
- 7.1.1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu
- 7.1.1.3 Định vị
- 7.1.2 Chiến lược Marketing Mix
- 7.1.2.1 Product
- 7.1.2.1 Price.................................................................................................
- 7.1.2.3 Place
- 7.1.2.4 Promotion
- 7.1.2.5. Physical evidence
- 7.1.2.6. Process
- 7.1.2.7. People
- 7.2 Kế hoạch tổ chức và quản lý
- 7.3 Kế hoạch tài chính
- 7 .3.1 Hoạch định cơ cấu vốn
- 7.3.2 Chi phí trước khi hoạt động
- 7.3.3 Báo cáo hoạt động kinh doanh...............................................................
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hình 1 Tìm kiếm từ khóa "Veganism" trên Google DANH MỤC HÌNH
- Hình 2 Bản đồ định vị
- Hình 3 Chương trình “Green Earth with Green Meals”
- Hình 4 Logo của Plant-based Go...................................................................................
- Hình 5 Đồng phục nhân viên của Plant-based Go.........................................................
- Hình 6 Thư cảm ơn của Plant-based Go........................................................................
- Hình 7 Menu của Plant-based Go
- Bảng 1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh DANH MỤC BẢNG
- Bảng 2 Mô hình TOWS của Plant-based Go
- Bảng 3 Vốn đầu tư của các thành viên sáng lập
- Bảng 4 Chi phí hoạt động kinh doanh
- Bảng 5 Phân khúc khách hàng.......................................................................................
- Bảng 6 Bảng so sánh giá
- Bảng 7 Mô hình ban đầu quá trình phục vụ nếu khách dùng tại quán
- Bảng 8 Mô hình tối ưu quá trình phục vụ nếu khách dùng tại quán
- Bảng 9 Mô hình tối ưu quá trình phục vụ nếu khách mua mang đi
- Bảng 10 Hoạch định cơ cấu vốn
- Bảng 11 Chi phí trước khi hoạt động
- Bảng 12 Chi phí đầu tư cố định
- Bảng 13 Nhân sự
- Bảng 14 Chi phí nguyên vật liệu Lượng bán 109500 suất/năm
- Bảng 15 Báo cáo theo năm
- Bảng 16 Doanh thu
I. Giới thiệu về doanh nghiệp 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Theo nghiên cứu của Innova Market Insight năm 2021, từ “Plant – based” đứng đầu trong mười điều mà người tiêu dùng quan tâm trên thị trường. Loại thực phẩm này đang có những triển vọng lớn với những bước đi khá nhanh và mạnh. Hiện tại, chúng tôi đã có một nhà bếp đại diện đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nơi đây có diện tích 200 m^2 , toạ lạc tại khu D2, Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Với niềm tự hào là những công dân gốc Việt, chúng tôi muốn đem những bữa ăn vừa giàu dinh dưỡng, vừa nhẹ nhàng hương vị Việt đến với toàn thể con người Việt Nam. Ở giai đoạn đầu, quán ăn chỉ phục vụ một số món nhất định, bao gồm: 4 món súp, 2 món nước, 4 món khô và một số món tráng miệng cũng như nước giải khát. Chúng tôi muốn tập trung vào chất lượng của từng món và đặt mục tiêu sẽ nghiên cứu thực đơn để mỗi quý cho ra một sản phẩm mới, đáp ứng khẩu vị của đại đa số khách hàng. 1.2 Sứ mệnh Đầu tư vào bản thân là một khoản chi không bao giờ lãng phí và Plant – based Go
chúng tôi tin rằng ẩm thực là yếu tố tiên quyết để có một sức khỏe tốt, tâm trí an
nhiên và cuộc sống hạnh phúc. Vì vậy, Plant-based Go cam kết sử dụng các nguyên
liệu thực vật tươi ngon và được chế biến từ các loại nông sản có chọn lọc từ những nguồn uy tín. Chúng tôi mong muốn bản thân Plant-based Go sẽ là nơi lan toả thông điệp về lợi ích của việc sử dụng thực phẩm thuần thực vật trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây sẽ là ngôi nhà thứ hai, nơi khách hàng có thể thư giãn và thoải mái nhất khi dùng những bữa ăn thuần thực vật trong không gian rộng rãi và thoáng đãng. Với tính chất ít khắt khe hơn đồ chay, chúng tôi sẽ linh hoạt để hỗ trợ khách hàng lựa chọn được những món ăn phù hợp. Ngoài ra, để đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi sẽ là người đồng hành với các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm tại địa phương. Với sứ mệnh này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường ăn uống plant – based tại Việt Nam. 1.3 Tầm nhìn Plant – based Go chúng tôi đặt mục tiêu trở thành một điểm đến ẩm thực hàng đầu cho những người ưa thích lối sống thuần thực vật sau 3 năm hoạt động. Tuy là “người sinh sau đẻ muộn”, nhưng với giá cả cạnh tranh cũng như cách trang trí với tông màu mộc mạc, ấm áp, chúng tôi tin rằng mình sẽ đáp ứng nhiều hơn cả mong đợi của khách hàng. Theo như ý định ban đầu, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu thực đơn để đa dạng
hoá sản phẩm hiện tại và giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn khi đến quán, cụ thể là mỗi năm sẽ phát triển thêm ít nhất 3 món mới, cũng như xem xét loại bỏ các món ít được lựa chọn trong thực đơn hiện tại, để Chúng tôi sẽ xây dựng một cộng đồng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về ẩm thực plant- based, từ việc chọn nguyên liệu đến cách chế biến và trình bày món ăn. Đó sẽ là các video đăng tải trên trang mạng xã hội của công ty và các sự kiện mà Plant – based Go dự định sẽ tổ chức vào một số dịp lễ phù hợp. Qua đó, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy các giá trị về bảo vệ môi trường và động vật và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tác động của ngành công nghiệp thực phẩm đến môi trường. 1.4 Triết lí kinh doanh Plant – based Go chúng tôi luôn tâm niệm việc đem lại những món ăn đầy ngon miệng,chất lượng và đảm bảo sức khỏe cho khách hàng của mình. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe của khách hàng là ưu tiên hàng đầu và đặt cái tâm của mình trong mỗi quy trình làm ra thành phẩm đem đến tay của khách hàng. Điều Plant – based Go đặt ra khi bắt đầu dự án này đó chính là đem lại những phần ăn vừa thơm ngon, chất lượng mà lại giúp khách hàng bảo vệ sức khỏe của mình và có lối sống tốt hơn. 1.5 SWOT 1.5.1 Strengths Plant – based Go chúng tôi cung cấp các phần ăn không chỉ đáp ứng về mặt hương vị mà còn có lợi cho sức khỏe, và mức giá có phần cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Nguồn nguyên liệu được Plant – based Go sử dụng cam kết đảm bảo an toàn về chất lượng và được chế biến theo quy trình đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Những người trung niên và người lớn tuổi ngày càng chú trọng và lo lắng về sức khỏe nên chế độ ăn plant-based mà chúng tôi cung cấp không những đáp ứng được nhu cầu này mà còn làm kích thích khẩu vị của khách hàng thông qua những phần ăn được tính toán về thành phần dinh dưỡng và chế biến tỉ mỉ. 1.5.2 Weaknesses Vì là một dự án mới nên phải đối mặt với việc ít được nhiều người biết tới, tin tưởng và sử dụng sản phẩm. Phải tìm cách xây dựng niềm tin với khách hàng và xây dựng đa dạng, mới lạ các món ăn nhằm thu hút khách hàng và giúp khẩu vị không bị nhàm chán khi lặp lại các món ăn. Những phần ăn mà Plant – based Go cung cấp có mức giá cao hơn so với các món ăn bình dân được bán trên thị trường. Vì vậy phải tập trung vào việc hướng khách hàng nên giảm thiểu lối sống ăn thịt cá hằng ngày bằng những bữa ăn theo xu hướng plant-
Kinh tế Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng sau đợt suy thoái do đại dịch COVID-19. Theo dự báo của Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất được nâng mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022. Điều này cho thấy sự phục hồi và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Cụ thể, GDP trong năm 2022 đã tăng 70,6% so với năm 2015, bình quân một năm tăng 7,93%, đây là một tốc độ tăng khá cao. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của GDP trong năm 2022 đã tác động tích cực đến nhiều ngành kinh tế, trong đó có ngành thực phẩm. Thống kê từ Vietnam Report cho thấy gần 90% các doanh nghiệp thực phẩm đã đạt năng suất trên 80% so với thời kỳ trước đại dịch. Điều này cho thấy sự khả quan và sự phục hồi của ngành thực phẩm trong môi trường kinh tế tích cực. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng thị trường thực phẩm vẫn đối mặt với những thách thức từ kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế thế giới, thương mại và đầu tư vẫn chịu tác động tiêu cực của COVID-19 và các xung đột quốc tế khác. Điều này có thể tạo ra áp lực cạnh tranh trong ngành thực phẩm và làm thay đổi các chuỗi cung ứng, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu và tiêu dùng.
- Chính trị - Pháp luật: Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi để thúc đẩy ngành công nghiệp và thực phẩm. Những chính sách này bao gồm hỗ trợ thuế, giảm lệ phí, và tài trợ cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mới tham gia và phát triển trong ngành. Chính phủ đặt ra các quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy tắc về vệ sinh và chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Việc tuân thủ quy định này cũng là một yếu tố quan trọng để xây dựng lòng tin và uy tín cho doanh nghiệp.
- Văn hóa - Xã hội: Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng có nhận thức cao hơn về lợi ích của việc ăn chay và chế độ ăn lành mạnh. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và ý thức môi trường, và nhu cầu tìm kiếm các lựa chọn ăn chay, plant-based và thực phẩm lành mạnh đã gia tăng. Ngày càng nhiều người quan tâm đến tác động của việc sản xuất và tiêu dùng thực phẩm đến môi trường. Các sản phẩm plant-based được coi là một giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường, vì chúng có tiềm năng giảm lượng khí thải và tài nguyên sử dụng so với sản phẩm động vật. Hơn thế, với sự gia tăng trong nhu cầu về sự tiện
lợi và nhanh chóng trong việc mua sắm và tiêu dùng thực phẩm đã tạo điều kiện cho các mô hình kinh doanh ăn uống phát triển.
- Khoa học - công nghệ: Trong thời đại công nghệ 4.0, việc nhanh chóng áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ đã đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành thực phẩm, mang lại sự cải tiến đáng kể trong quy trình sản xuất và tiếp thị các sản phẩm. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển và chế biến các sản phẩm thực phẩm. Các tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho ngành công nghiệp thực phẩm. Công nghệ chế biến thực phẩm ngày càng tiên tiến, với sự phát triển của các phương pháp chế biến, bảo quản và đóng gói. Công nghệ hiện đại giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, kéo dài tuổi thọ và giữ được giá trị dinh dưỡng. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ tiên tiến cũng có thể giảm thiểu lượng chất phụ gia và chất bảo quản trong sản phẩm.
- Tự nhiên: Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi với đa dạng đất đai và khí hậu, tạo điều kiện cho việc trồng trọt và sản xuất các loại cây trồng. Đóng vai trò quan trọng trong cung cấp các nguyên liệu và tài nguyên cho ngành công nghiệp thực phẩm. Việc sử dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại và công nghệ thực phẩm sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng các thực phẩm dựa trên thực vật và đạm thay thế ngày càng được người tiêu dùng quan tâm. Tuy nhiên, sự biến đổi khí hậu và thay đổi môi trường có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc bảo vệ và quản lý tài nguyên tự nhiên là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp thực phẩm.
- Nhân khẩu học: Việt Nam đang trải qua giai đoạn có cơ cấu dân số lợi thế, với tỷ lệ dân số độ tuổi lao động chiếm gần 70% ở thành phố Hồ Chí Minh. Điều này đồng nghĩa với việc có một lực lượng lao động trẻ, năng động và đầy nhiệt huyết. Sự hiện diện của độ tuổi lao động nhiều đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng và khả năng mua hàng tăng cao. Hiện nay, với mức thu nhập ngày càng cao, người tiêu dùng ngày càng có có nhu cầu cao và đa dạng. Sự nâng cao thu nhập và gia tăng nhu cầu mang lại cơ hội kinh doanh cho các dịch vụ cao cấp và các ngành du nhập mới bao gồm cả thực phẩm dựa trên
Đe dọa của sản phẩm thay thế (^) Thế lực cạnh tranh mới (^) Đối thủ cạnh tranh trong ngành (^) Quyền lực nhà cung cấp (^) Quyền lực người mua (^) Bảng 1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
- Đe dọa của sản phẩm thay thế: Thực phẩm từ thịt, cá,… vẫn là sự lựa chọn chính của nhiều người tiêu dùng vì thói quen và sở thích. Điều này có nghĩa là có nhiều sản phẩm khác có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng với giá cả và chất lượng tương đương hoặc cao hơn. Điều này làm giảm khả năng tiêu thụ của thực phẩm plant-based và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành.
- Thế lực cạnh tranh mới: Có một số công ty quốc tế như Beyond Meat và Impossible Foods có thể gia nhập thị trường Việt Nam và có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, dịch vụ, khả năng đổi mới, uy tín,… Tuy nhiên, điều này cũng có thể mở rộng thị trường và tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ hơn. Do đó, mức độ đe dọa của các công ty mới không quá cao.
- Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Có nhiều công ty kinh doanh F&B đã và đang phát triển các sản phẩm plant-based để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này tăng cường sự cạnh tranh trong ngành và yêu cầu các doanh nghiệp phải có chiến lược khác biệt hóa và tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng. Tuy nhiên, các công ty trong ngành cũng có thể hợp tác và hỗ trợ nhau để phát triển ngành. Do đó, mức độ đe dọa của các đối thủ trong ngành không quá cao.
- Quyền lực nhà cung cấp: Các nhà cung cấp nguyên liệu từ thực vật không có quyền lực cao trong ngành vì có nhiều nguồn cung ứng khác nhau và không có sự phụ thuộc lớn vào một nhà cung cấp nào. Các doanh nghiệp có thể chọn lựa các nhà cung cấp phù hợp với chất lượng và giá thành của sản phẩm. Điều này giúp giảm rủi ro và chi phí cho các doanh nghiệp trong ngành.
- Quyền lực người mua: Người mua có quyền lực trung bình trong ngành vì họ có nhiều sự lựa chọn khác nhau và có thể so sánh giữa các sản phẩm plant- based. Tuy nhiên, họ cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng, nhận thức và sự tin
tưởng vào các sản phẩm plant-based. Điều này giúp tăng khả năng gắn kết và trung thành của khách hàng với các sản phẩm plant-based. 2.2 Xác định cơ hội thị trường 2.2.1 Tổng quan thị trường plant-based hiện nay tại Việt Nam Thị trường thực phẩm plant-based là thị trường có tiềm năng phát triển tại Việt Nam với xu hướng sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe và môi trường của người tiêu dùng. Cụ thể, theo Allied Market Research, dự kiến thị trường thực phẩm Plant-based sẽ tăng từ khoảng 4,1 tỷ USD năm 2019 lên khoảng 8,2 tỷ USD vào năm 2026, với tỉ suất tăng trưởng hằng năm (CAGR) ước tính là 9%. Riêng tại Việt Nam và các nước châu Á, tỉ lệ tăng trưởng thực phẩm Plant-based lên đến 25% (theo DuPont and IPSOS Research Study). Và theo Statista, khoảng 86% người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng các sản phẩm plant-based thay thế cho các sản phẩm từ động vật vào tháng 11 năm 2021. Các doanh nghiệp kinh doanh plant-based hiện nay tại thị trường Việt Nam có thể chia làm hai nhóm chính: nhóm cung cấp các sản phẩm plant-based như thịt chay, phô mai chay, sữa chay,… và nhóm cung cấp các dịch vụ ẩm thực plant-based như nhà hàng, quán ăn, giao hàng tận nơi,…
- Nhóm cung cấp các sản phẩm plant-based bao gồm các công ty như Công ty Chay Lạc Việt, Công ty Thực Phẩm Chay Cây Đề, Công ty TNHH Thực Phẩm Chay Sông Hương, Công ty TNHH Thực Phẩm Chay Vinamit,… Những công ty này đã và đang phát triển các sản phẩm plant-based từ các nguyên liệu từ thực vật như đậu nành, gạo, khoai lang, dừa,… để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Nhóm cung cấp các dịch vụ ẩm thực plant-based bao gồm các công ty như Hum, Zeroism, La Moi plant-based Restaurant, Veganista,… Những công ty này đã và đang phát triển các mô hình kinh doanh F&B tận dụng xu hướng ăn uống plant-based của người tiêu dùng. Họ cung cấp các món ăn từ các nguyên liệu từ thực vật với hương vị và chất lượng cao. Qua đó, thấy rằng Plant-based Go cần phải có các chiến lược khác biệt và tạo ra giá trị thực cho khách hàng, đáp ứng mong muốn của khách hàng để có thể chiếm được thị phần và thu hút khách hàng. 2.2.2 Cơ hội thị trường TP. HCM có một dân số đông, với hàng triệu người dân sống và làm việc tại thành phố này, cơ hội để tiếp cận và phục vụ một số lượng lớn khách hàng tiềm năng là rất lớn. Mọi người dần có nhận thức về lợi ích của chế độ ăn Plant-based đối với sức khỏe cá nhân và môi trường. Plant-based Go có thể tận dụng xu hướng này và cung cấp các sản
Vì nhu cầu chất lượng sản phẩm sạch của người tiêu dùng tăng, số lượng nguồn cung thực phẩm sạch cũng ngày một nhiều hơn như Công ty Xuất khẩu rau quả Tiền Giang…. => Doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu. 3.2 Ý tưởng quán plant-based
- Plant-based là một chế độ ăn nền thực vật. Chế độ ăn này có thể được xem là chế độ mở rộng hơn so với vegan (ăn thuần chay). Chế độ plant-based là chế độ ăn tập trung chủ yếu vào các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau, hạt, đậu… Người tiêu dùng có thể ăn thịt, cá nhưng hạn chế hơn.
- Bên cạnh việc ăn quá nhiều thịt, cá hay ăn chay khiến người tiêu dùng đôi khi ngán => đưa xu hướng tiêu dùng plant-based đến gần hơn với người tiêu dùng, đa dạng món ăn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
- Plant-based nhắm đến khách hàng không ngần ngại chi tiêu cao để giữ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
- Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 9 năm 2019 trên tạp chí Translational Psychology, các nhà khoa học đã kết luận rằng chế độ ăn nền thực vật sẽ giúp hạn chế tăng cân và hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.
- Giảm các bệnh mãn tính, cải thiện sức khỏe tinh thần IV. Phân tích khả thi 4.1 Khả thi sản phẩm
- Mong muốn sản phẩm:
- Hướng tới việc hình thành “lối sống xanh”, cải thiện sức khỏe, bảo vệ môi trường, tăng cường hiểu biết cho mọi người về chế độ ăn thuần thực vật nhưng đầy đủ dinh dưỡng. Plant-based Go đã tìm tòi, nghiên cứu và chế biến những món ăn phù hợp với các tiêu chí trên, mong muốn phục vụ người tiêu dùng các sản phẩm ngon, vừa miệng và giá cả hợp lý cho nhiều nhóm khách hàng.
- Lợi ích: “Người tiêu dùng muốn sử dụng thực phẩm plant-based cải thiện và bảo vệ tốt cho sức khỏe, môi trường mà giá cả sản phẩm tương đối, phải chăng”.
- Hình thức: “100% được làm từ thực vật”, “giá trị dinh dưỡng được cân bằng trong từng khẩu phần ăn”.
- Thị trường mục tiêu: Trong 1 năm đầu, duy trì được mục tiêu bán 300 suất/ ngày. Phân phối chủ yếu qua kênh bán lẻ online (fanpage), ngoài ra còn phân phối trực tiếp tại quán chay thuê được ở khu vực Bình Thạnh. Khách hàng mục
tiêu là các đối lượng có nhu cầu ăn những món thuần thực vật và muốn bảo vệ sức khỏe bằng chế độ ăn thuần thực vật.
- Lý do chọn kênh phân phối: Để tiếp cận được khách hàng một cách đơn giản, Plant - based Go sẽ tạo một fanpage, mỗi ngày cập nhật những món ăn trong ngày mà Plant-based Go sẽ chế biến, khách hàng có nhu cầu sử dụng và dùng thử trải nghiệm dễ dàng nắm được thông tin. Đối với phân phối trực tiếp, quận Bình Thạnh là một nơi nằm ngay trung tâm thành phố, là quận đông dân, tập trung nhiều trường đại học và các tòa nhà hành chính, đây cũng là khu vực kinh tế năng động, nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai điều đó sẽ tăng được sự tiếp cận từ nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
- Nhu cầu sản phẩm:
- Theo thống kê được tờ “Người Lao Động” đăng tải cho thấy ở Việt Nam có 10% người thường xuyên ăn chay.
- Năm 2019, một công ty tại Việt Nam đã khảo sát để tìm ra xu hướng ăn chay của người Việt. Kết quả khá bất ngờ là 55% số người trả lời khảo sát cho biết họ đang ăn chay. Trong đó, 28,5% ăn chay thường xuyên, 29% thỉnh thoảng ăn chay, còn lại 42,5% ít khi ăn chay.
- Mô hình TOWS: Điểm mạnh (S): S1 - Giá cả hợp lý, phải chăng, có phần cạnh tranh hơn so với đối thủ nội bộ ngành. S2 - Nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật, an toàn, tự nhiên. S3 - Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn đầy đủ, cao. S4 - Hương vị của sản phẩm nêm nếm vừa phải, hợp với Điểm yếu (W): W1 - Mức độ nhận diện thương hiệu thấp. W2 - Thời gian sử dụng các nguồn nguyên liệu, sản phẩm ngắn hạn. W3 - Đội ngũ quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm. W4 - Nguồn vốn hạn hẹp.