Download Bài thảo luận về tâm lí khách hàng, khách Trung Quốc and more Essays (university) Linguistics in PDF only on Docsity!
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
BÀI THUYẾT TRÌNH
TÂM LÝ DU KHÁCH TRUNG QUỐC
HỌC KỲ: II NĂM HỌC 2022 - 2023
Học phần: Tâm lý du khách Nội dung nghiên cứu: Tâm lý du khách Trung Quốc Giảng viên: Phan Thị Dung Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp: VHDL29A
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9 - TRUNG QUỐC
STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Ghi chú 1 Lê Thị Lan Anh 62DDL29101 Tổng hợp Word, làm PowerPoint phần II. Nhóm trưởng 2 Nguyễn Thị Lan Anh 62DDL29104 Word phần II: Kiêng kị khi đi du lịch, những ngày lễ lớn trong năm. Thành viên 3 Bùi Thị Linh Chi 62DDL29113 Word phần II: Tính cách dân tộc; đặc điểm giao tiếp; nhu cầu, sở thích khi đi du lịch. Thành viên 4 Sầm Thị Diệp 62DDL29120 Word phần I: Kinh tế; chính trị; tôn giáo; văn hóa, giáo dục. Thành viên 5 Phùng Thị Bích Diệu 62DDL29121 Word phần I: Điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội. Thành viên 6 Nguyễn Thị Định 62DDL29127 Tổng hợp Word, làm PowerPoint phần I. Thành viên 7 Nguyễn Thu Trang 62DDL29035 Thuyết trình Thành viên
gia của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nền đỏ, góc trên bên trái là năm ngôi sao năm cánh màu vàng. Bốn ngôi sao nhỏ ở bên phải bao quanh một ngôi sao lớn, tạo thành hình bán cầu. Ngôi sao lớn tượng trưng Đảng Cộng sản Trung Quốc, bốn ngôi sao nhỏ tượng trưng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản thành thị và giai cấp tư sản dân tộc, sự sắp xếp của năm ngôi sao tượng trưng hình dạng hải đường của lãnh thổ Trung Quốc.
- Quốc hoa: Hoa mẫu đơn hay còn có nhiều tên gọi khác nhau như Peony trong tiếng Anh hay vương hoa, phú quý hoa trong quan điểm của người dân Trung Quốc là một loài hoa cảnh rất phổ biến tại các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và đặc biệt là cực kỳ thịnh hành tại đất nước tỷ dân. Hoa mẫu đơn được coi là quốc hoa trong lòng những người dân Trung Quốc nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức nào công nhận đây là quốc hoa của Trung Quốc.
- Quốc huy: Quốc huy Trung Hoa có dạng hình tròn nền đỏ, ở giữa là hình ảnh Thiên An Môn, bên trên có một ngôi sao vàng lớn với bốn ngôi sao nhỏ hơn bao quanh, hai bên quốc huy là hai bó lúa gạo và lúa mạch còn phía dưới là những dải lụa đỏ, thắt nơ giữa tâm một bánh răng. Màu đỏ cách mạng như bầu trời, tượng trưng cho máu đã đổ của các chiến sĩ, còn màu vàng như những tia sáng huy hoàng tỏa ra từ các miền đất đỏ rộng lớn. Năm ngôi sao giống như trên quốc kỳ, gồm một ngôi sao vàng năm cánh lớn tượng trưng cho Đảng Cộng sản Trung
Quốc, bốn ngôi sao nhỏ hơn, theo chủ nghĩa Mao, tượng trưng cho bốn giai cấp cách mạng là: giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị và tư sản dân tộc. Bốn ngôi sao nhỏ cùng hướng mũi sao về tâm của ngôi sao lớn, thể hiện sự đoàn kết của nhân dân cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thiên An Môn là cổng chính vào Tử Cấm Thành, đại diện cho quảng trường Thiên An Môn, là nơi khởi sự Phong trào Ngũ Tứ (04/05/1919), cũng là nơi chủ tịch Mao Trạch Đông đã đọc diễn văn thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ngày 01/10/1949. Vì vậy hình ảnh Thiên An Môn được chọn để tượng trưng cho tinh thần đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Bao quanh quốc huy là hình ảnh bông lúa mì (lương thực chính của miền Bắc) và lúa gạo (lương thực chính của miền Nam) cùng đại diện cho người lao động nông nghiệp. Bánh răng đại diện cho công nhân công nghiệp. Bánh răng nằm ở vị trí giao nhau giữa các bó lúa là biểu tượng cho sự lãnh đạo của giai cấp công nhân dựa trên liên minh công - nông trong chế độ dân chủ nhân dân Trung Quốc. Những dải lụa đỏ được thắt nút (giữa bánh răng) là biểu tượng của người Trung Quốc kể từ phong trào Ngũ Tứ, thể hiện sự liên minh của các giai cấp vô sản, đã dẫn đến thắng lợi với việc thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Quốc huy Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có một đại diện của Quảng trường Thiên An Môn, cổng vào của Tử Cấm Thành của Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, trong một vòng tròn màu đỏ.
- Trang phục truyền thống: Trang phục truyền thống của Phụ nữ Trung Hoa: Xường xám (hay còn gọi là sườn xám) là biểu tượng của trang phục truyền thống Trung Quốc, và được coi là mẫu mực trong thiết kế trang phục Trung Hoa, thể hiện nét giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.
thế giới chính thức vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình, bắt đầu bước sang ngưỡng thu nhập cao
4. Chính trị
- Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia xã hội chủ nghĩa công khai tán thành chủ nghĩa cộng sản. Chính phủ Trung Quốc được mô tả là cộng sản và xã hội chủ nghĩa, song cũng chuyên chế và xã đoàn, với những hạn chế nghiêm ngặt trong nhiều lĩnh vực, đáng chú ý nhất là truy cập tự do Internet, tự do báo chí, tự do hội họp, quyền có con, tự do hình thành các tổ chức xã hội và tự do tôn giáo... Hệ thống chính trị, tư tưởng, và kinh tế hiện tại của Trung Quốc được các lãnh đạo nước này gọi lần lượt là "chuyên chính dân chủ nhân dân", "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" và "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa". Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Tổng Bí thư, chủ tịch nước: Tập Cận Bình)
- Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý về hành chính 22 tỉnh và nhìn nhận Đài Loan là tỉnh thứ 23, song Đài Loan hiện đang được Trung Hoa Dân Quốc quản lý một cách độc lập, chính thể này tranh chấp với yêu sách của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc còn có 5 phân khu được gọi chính thức là khu tự trị, mỗi khu dành cho một dân tộc thiểu số được chỉ định; 4 đô thị trực thuộc; và 2 khu hành chính đặc biệt được hưởng quyền tự trị chính trị nhất định. 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc có thể được gọi chung là "Trung Quốc đại lục", thuật ngữ này thường không bao gồm các khu hành chính đặc biệt Hồng Kông và Ma Cao. 5. Tôn giáo Các tôn giáo chính là đạo Phật, đạo Cơ Đốc, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi. Đa só người gốc Hán thường tôn thờ Phật giáo hay Khổng giáo. Các tôn giáo đã có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc và các nước lân cận. 6. Văn hóa, giáo dục
- Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hóa Trung Quốc thống trị trải dài trên một
khu vực địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền thống rất nhiều điểm khác nhau giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh. Văn hóa Trung Quốc đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc, quốc gia lân cận như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản.
- Sự nghiệp giáo dục hiện đại của Trung Quốc đã được bắt đầu từ trước khi xoá bỏ chế độ khoa cử phong kiến vào năm 1905, nhưng sự phát triển toàn diện và quy mô mang tính toàn dân của nền giáo dục Trung Quốc chỉ được bắt đầu khi đất nước Trung Quốc mới được thành lập vào năm 1949. Trong hơn 50 năm qua, Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục phát huy truyền thống chú trọng phát triển giáo dục từ ngàn xưa. Mỗi năm, ngân sách tài chính được cấp cho ngành giáo dục chiếm đến gần 14% tổng chi tài chính nhà nước, tương đương gần 3% GDP. II. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ DU KHÁCH TRUNG QUỐC 1,Tính cách dân tộc: Tính cách dân tộc bao gồm những đặc điểm tâm lý đặc trưng, tương đối ổn định và bền vững. Tính cách dân tộc được biểu hiện qua tâm lý của đa số các thành viên của một dân tộc. Tuy nhiên, tính cách dân tộc không chi phối toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của từng cá nhân. Vì thể, có thể xem xét tâm lý một người thông qua đặc điểm tâm lý dân tộc của họ nhưng không bao giờ có thể đánh giá tâm lý của dân tộc mà chỉ căn cứ vào biểu hiện tâm lý của một cá nhân.
Người Trung Quốc có tinh thần dân tộc rất cao và rất tự hào về truyền thống dân tộc mình ở Trung Quốc cuộc sống luôn gắn liền với gia đình. Các thế hệ có thể cùng sống chung dưới một mái nhà. Trong gia đình, người già luôn luôn được kính trọng. Con cái phải có trách nhiệm chăm sóc, kính trọng yêu thương những người lớn tuổi trong gia đình. Với bất cứ gia đình nào thì trẻ con đều rất được yêu thương. Với người Trung Quốc gia đình rất quan trọng. Ngày nay tùy mức sống của người ta khá cao, nhưng không đồng đều, thêm vào đó là bản tính tiết kiệm nên hình thức nghỉ ngơi du lịch mà người ta hay chọn cho cả gia đình là những buổi picnic, dã ngoại, đi chơi cuối tuần ở các công viên khu vui thời giải trí hay là ngoại thành các thành phố lớn. 2, Đặc điểm giao tiếp: Ngôn ngữ chủ yếu của người Trung Quốc là tiếng Hán, ngoài ra còn có tiếng Mông Cổ, tiếng Tây Tạng và một số tiếng của các dân tộc thiểu số khác.
- Khi gặp người quen, người Trung Quốc thường chào nhau bằng cách hỏi xã giao “Ăn cơm chưa?”, “Ăn no chư-a?” vào - mọi thời điểm trong ngày, kể cả vào lúc sáng sớm. Đôi khi họ chỉ gật đầu mỉm cười hoặc giơ tay chào và ít khi ôm hôn ai. Lúc , gặp người lạ họ thường bắt tay và trao danh thiếp để đặt quan hệ. Thái độ ban đầu của người Trung Quốc thường dè dặt, kín đáo; Họ ít khi bộc lộ thẳng thắn suy nghĩ mà thường nói một cách khéo léo để người kia hiểu được mục đích của mình. Khi một người Trung Quốc nói “ý kiến của tôi có thể chưa đúng, mong mọi người suy nghĩ kỹ” thì chưa chắc rằng người đó thực sự cảm thấy ý kiến của mình là sai. Những người bán hàng ít khi nói đúng giá trị thật của hàng hoá, họ thường nói giá hoặc ba lần giá trị thật của nó. Mọi biểu lộ ham muốn lợi ích công khai ở Trung Quốc đều bị đánh giá thấp. Người Quốc còn khá kín đáo trong quan hệ nam nữ, cha mẹ thì hiếm khi ôm hôn hay nói những lời yêu thương với con cái.
- Cách chào: Ấn tượng đầu tiên của người Hoa về một người lạ tốt hay xấu nhờ vào cách mà người đó chào hỏi. Lời chào cho thấy người đó có thể hiện sự tôn trọng hay không, đặc biệt là với những người lớn tuổi hoặc có địa vị cao trong xã hội. Bắt đầu chào hỏi từ người cao tuổi nhất hoặc người có địa vị cao trước, rồi lần lượt tới người khác và cuối cùng mới là phụ nữ. Nếu như bắt tay, theo phong tục thì cần phải cúi nhẹ người xuống, hai tay thả lỏng, nhẹ nhàng không nên bắt tay quá chặt, cho thấy sự kính cẩn. Khi giới thiệu ai đó, không được dùng 1 ngón tay chỉ vào họ mà phải dùng cả bàn tay ngả lòng ra và hướng về người được giới thiệu. Người Trung Quốc thường mang theo danh thiếp của mình để đại diện cho một lời chào hỏi. Cần lưu ý, trao hay nhận danh thiếp phải dùng cả hai tay và đọc sơ qua trước khi cất vào. Người Trung Quốc thích giao tiếp, thích gặp gỡ. Khi gặp nhau người Trung Quốc thường khom mình hoặc củi đầu để chào hỏi hoặc có thể bắt tay nhau. -Người Trung Quốc coi trọng chức vị và bằng cấp. Khi giới thiệu với ai đó cần giới thiệu cả chức vụ và bằng cấp, nếu không sẽ là một thiếu xót của bạn. Thông thường trên danh thiếp của người Trung Quốc đều ghi rõ cả chức vụ và bằng cấp bằng hai thứ tiếng: tiếng trung và tiếng anh Trong giao tiếp Người Trung Quốc thường gọi nhau bằng họ kèm theo chức vụ (đây là điểm khác so với người Việt) ví dụ như đội trưởng Hà, chủ tịch La....Khi tiếp xúc với người Trung Quốc, việc đề cập đến những vấn đề riêng tư như vợ chồng, con cái, nghề nghiệp, quê quán, thu nhập... được xem là sự quan tâm đến đối phương chứ không phải là tò mò, thóc mách. Trong giao tiếp, người Trung Quốc không quen
3, Nhu cầu, sở thích khi đi du lịch:
- Theo thống kê, năm 1998 đã có tới 8,425 triệu lượt người đi du lịch nước ngoài và 694 triệu người đi du lịch trong nước 26 Năm 2007, số khách lịch Trung Quốc đến Việt Nam lên tới 576,6 nghìn lượt người. Khách Trung Quốc thường đến Việt Nam từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau vì thời gian này Việt Nam có nhiều về hội; Phong cảnh nên thơ, hữu tình, thời tiết mát mẻ, ôn hoà.
- Phần lớn khách du lịch Trung Quốc thuộc tầng lớp bình dân (công nhân, nông dân, viên chức nhà nước, thợ thủ công ) Nhiều người trong số họ lần đầu tiên được ra nước ngoài nên thường có tâm trạng rất háo hức trước cuộc hành tinh. Những du khách này thưởng chi tiêu tiết kiệm và ở khách sạn 3 sao. Mục đích chính của họ là đi tham quan du lịch và du lịch thương mai. Họ thường cười nói ồn ào và thích đi dạo đến tận đêm khuya. Một số còn thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Do đó, hướng dẫn viên không nên bố trí họ ở gần đoàn khách du lịch châu Âu.
- Tầng lớp thương gia và nhà doanh nghiệp Trung Quốc đến Việt Nam với mục đích chính là du lịch kết hợp với nghiên cứu thị trường và tìm đối tác làm ăn. Họ chi tiêu phóng khoáng và lựa chọn những sản phẩm du lịch cao cấp. Đối tượng này thường chọn loại hình du lịch thương mại, đi cả 3 miền Bắc - Trung - Nam trên đất nước Việt Nam.
- Sở thích trong ăn uống của người Trung Quốc:
- Vào buổi sáng người Trung Quốc thích ăn bánh bao, cháo, mỳ nước và chè các loại. Hai bữa chính trưa và tối họ thích ăn các món cá, vịt quay, gà, hải sản
với cơm. Bữa ăn của đoàn khách du lịch thường có 8 món chưa kể trái cây. Đặc biệt, phải có rau xào thay cho rau luộc và thật nhiều cơm, canh. Vào ngày tết người Trung Quốc thích được ăn các món gà, cá, sủi cảo và bánh đầy. Người Trung Quốc luôn cho rằng mỗi món ăn có một ý nghĩa riêng: “với người phương Bắc sủi cảo tương trưng cho sự may mắn, với người phương Nam bánh dầy tượng trưng cho năm sau may mắn hơn; thịt gà tượng trưng cho sự ấm cúng; thịt băm viên tròn tượng trưng cho sự đoàn viên còn hành tượng trưng cho sự linh lợi; rau xào để dài không cắt tượng trưng cho sự trường thọ và cá biển là để mong muốn sự dư thừa”.
- Người Trung Quốc không thích ăn sống như người Nhật Bản mà thường dùng các món hấp, món chiên và nấu nóng. Họ ăn nhiều mỡ, và dùng xì dầu thay cho nước mắm, các gia vị ư thích là tỏi, ớt, hành, dầu hào, đường. Họ không có thói quen ăn mắm tôm và muối chanh, không ăn rau luộc hoặc món xào ít mở như người Việt Nam.
- Cách ăn của họ cũng khác người Việt Nam Dân vùng họ thường uống trà nhạt trước bữa ăn. Họ thường mới các vị khách quý thưởng thức trà bát bảo có hương thơm và vị ngọt của tám loại hoa và thuốc bắc, nó được rót ra một cách khéo từ những chiếc ấm đông có với đài với một mét.
- Các món ăn Việt Nam được khách Trung Quốc ưa thích bao gồm hải sản tươi, phở bò và trái cây nhiệt đới như chuối, xoài, nhãn, thanh long, chôm chôm... Khi ăn họ dùng bát, đũa. Họ thích được phục vụ bằng việc bày thức ăn trên các bàn thấp (30 – 40cm), đặt trên nền nhà và ngồi xếp vòng tròn xung quanh để thưởng thức và dùng rượu nấu từ gạo, ngô… Họ cho rằng với cách ăn như vậy chẳng những bảo tồn được các giá trị truyền thống mà còn tạo ra được sự ấm cúng, thân mật như trong gia đình.
- Sở thích tham quan, giải trí Khi đến Việt Nam thăm quan, khách du lịch Trung Quốc thường đến Thủ đô Hà Nội, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng các chùa lớn hoặc các khu di tích lịch sử có ý nghĩa sâu sắc về văn hoa. Vào thời gian rảnh rỗi họ thưởng đánh bài, chơi cờ tướng, một số còn thích đánh bóng bản, nhảy đầm tại khách sạn, đi dạo phố hoặc xem múa rối nước. Nhiều người thích hát Karaoke bằng tiếng Trung Quốc, thích nghe kể chuyện và hát hò trong suốt chuyến đi.
- Người Trung Quốc thích nghỉ ở các khách sạn 2 – 3 sao
Họ thích đi du lịch biển và tham quan những danh lam thắng cảnh nổi tiếng với các di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Họ thích khám phá tìm hiểu lễ hội và những nét bản sắc văn hóa của các dân tộc, cộng đồng. Đặc biệt rất muốn tìm hiểu nền văn hóa của Trung Quốc trước đây đã ảnh hưởng thế nào tới văn hóa của các nước xung quanh.
- Sở thích mua sắm và tặng quà
- Vào dịp Tết cổ truyền, người Trung Quốc thích được mừng tuổi bằng tiền với các con số mà họ cho là số đẹp. Người thân tặng cho nhau những trái quýt “cát lợi (nghĩa là may mắn) hoặc quả cam (nghĩa là đại cát) và cây quất (có nghĩa là hạnh phúc --Ngoài nhận quà thường lại quả để người tặng không bị mất hết lộc. Người Trung Quốc cho rằng ngọc màu xanh (phỉ thúy) là một món quà vô giá (Hoàng kim hữu giả, ngọc vô giá), Phật ngọc có thể trừ được tà ma và phù hộ cho người đeo nó.
- Khi mua bình hoa, họ thường chọn loại bình có bụng to, cổ dài miệng nhỏ (họ quan niệm rằng các đặc điên có tượng trưng cho sự dài lâu, tiền vào nhiều nhưng không ra được) Nhìn chung, trong trang trí cũng như khi chọn 1 quà, khách Trung Quốc rất thích màu đỏ, màu của sự may mắn. Các món quà hoặc những chai rượu Mao đổi thường được thắt nơ bằng mà dải lụa đỏ để tặng cho khách quý. Ở Trung Quốc, mỗi thành phố lớn đều có loài hoa biểu cho thành phố đó. Chẳng hạn loài hoa biểu tượng của Bắc Kinh là hoa cúc hoặc nguyệt quế.
- Đến Việt Nam, khách du lịch Trung Quốc thích những món quà đơn giản, vừa túi tiền để có thể chia được cho nhiều người. Họ thường mua bánh đậu xanh, kẹo dừa, cà phê Buôn Mê Thuột, vỏ ốc, đồ dùng bằng bạc, các loại tượng bằng gỗ sơn đỏ, tranh thêu,tranh khảm trai, nón, mũ,tranh sơn mài,…
- Chọn phòng , vé số mấy : + Số 4: Đây được coi là con số đen đủi nhất trong quan niệm của người Trung Quốc. Trong tiếng Trung, số 4 có âm đọc giống như chữ “tử” có nghĩa là chết. Do đó, người Trung Quốc đặc biệt kiêng kị con số này. Ở nhiều ngôi nhà, khách sạn tại Trung Quốc đều bỏ qua phòng có mang số 4 và không đánh số tầng 4. Nếu mua nhà, người Trung Quốc thường tránh chọn phòng số 4 hoặc căn phòng ở tầng 4. Ngoài ra, khi tặng quà hoặc tổ chức các hoạt động hay sự kiện, người Trung Quốc cũng thường né tránh con số này. Đó là lý do tại sao khi đến Trung Quốc bạn nhìn thấy chữ cái tiếng Anh "F" hoặc 3A thay vì số 4 trong thang máy. + Số lẻ: Trung Quốc là nơi khởi nguồn của thuyết âm dương – ngũ hành. Do đó người Trung Quốc rất kiêng kị những con số lẻ. Số 1: Người Trung Quốc cho rằng vạn vật đều hài hòa, cân bằng. Do đó chúng luôn phải có đôi có cặp, song hành cùng với nhau. Chính vì vậy mà người Trung Quốc không thích số 1. Số 3: Trong tiếng Trung, số 3 có âm đọc giống với từ “tán” trong ly tán. Do đó học cũng rất kiêng kị số 3. Số 5: Người Trung Quốc kị sinh con vào ngày 5.5 âm lịch. Vì họ quan niệm số 5 là một nửa. Nếu sinh ra vào ngày này thì con cái sẽ lận đận, vất vả, khó đạt được mục tiêu.
Số 7: Người Trung Quốc có câu “mùng bảy không đi, mùng tám không về”. Có nghĩa là không được chọn ngày mùng bảy và ngày mùng tám để đi ra ngoài và trở về nhà. + Ngoài ra, người Trung Quốc còn kiêng kị một vài con số khác như: Số 18: Người Trung Quốc quan niệm con gái kết hôn lúc 18 tuổi sẽ phải gánh đủ “18 kiếp nạn”. Số 36: Chu Du thời Đông Ngô chết năm 36 tuổi nên nhiều vùng ở Trung Quốc rất kiêng số này. Ngoài ra, 36 được coi là giờ khắc nguy hiểm. Số 73: Khổng Tử chết năm 73 tuổi nên 73 được coi là một cửa tử mà con người phải vượt qua. Vượt được tuổi này thì sẽ sống đến 84 tuổi. Số 81: Nếu ai qua đời lúc 81 tuổi thì kiếp sau sẽ cực kì khổ sở, vì 9 lần 9 là 81. Khi đó, khí số đã tận, người đời sau sẽ lâm vào cảnh khốn cùng.
- Ngày, giờ xuất hành : Trong dân gian từ xưa tới nay vẫn truyền tụng câu nói "Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3" để nhắc nhở mọi người nên cẩn trọng trong những ngày này, đặc biệt là nam giới. Theo quan niệm, ngày mùng 3, mùng 7 Tết còn có tên gọi khác là ngày "Tam Nương sát" rất xấu không hợp xuất hành. Không xuất hành vào ngày mồng 5 tháng 1 âm lịch. Vì đó là ngày nguyệt kỵ, sẽ không gặp may.
- Kị buổi sáng ra đường bị đàn bà chào.
- Kị có người gàn trước lúc đi xa.
- Kị bị gọi là “người Tàu”, “nước Tàu”. - Không tặng gì: Tặng quà là một nghệ thuật, nhất là khi người nhận là người Trung Quốc vốn có rất nhiều điều mê tín và kiêng kỵ. Đồng hồ, quả lê, giày, mũ, hoa cúc… là những thứ nằm trong danh sách quà tặng bị người Trung Quốc ghét nhất. Đồng hồ: Đây là đồ vật đứng đầu trong bảng xếp hạng những món quà bị người Trung Quốc ghét nhất, bởi hành động tặng đồng hồ trong tiếng Quảng Đông đồng âm với từ “món quà kết thúc”, nghĩa là chăm sóc hoặc chôn cất cho người thân đã chết. Điều cấm kỵ này từng dẫn đến một khủng hoảng ngoại giao khi Baroness Kramer, Bộ trưởng Giao thông vận tải Anh tặng thị trưởng Đài Bắc