Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Bài thảo luận Quản trị bán hàng, Thesis of Managerial Economics

LIÊN HỆ CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐIỂM BÁN HÀNG CỦA UNIQLO TẠI CỬA HÀNG UNIQLO HOÀN KIẾM SỐ 1 BÀ TRIỆU, HÀ NỘI

Typology: Thesis

2023/2024

Uploaded on 09/25/2024

anh-ngoc-f8h
anh-ngoc-f8h 🇻🇳

1 document

1 / 40

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
----🙣 🕮 🙡----
BÀI THẢO LUẬN
BỘ MÔN: QUẢN TRỊ BÁN HÀNG
ĐỀ TÀI: LIÊN HỆ CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐIỂM BÁN HÀNG CỦA
UNIQLO TẠI CỬA HÀNG UNIQLO HOÀN KIẾM
SỐ 1 BÀ TRIỆU, HÀ NỘI.
Nhóm thực hiện:
01
Lớp học phần:
232_CEMG2622_04
GV hướng dẫn:
Trịnh Thị Nhuần
Hà Nội - 2024
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28

Partial preview of the text

Download Bài thảo luận Quản trị bán hàng and more Thesis Managerial Economics in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN

BỘ MÔN: QUẢN TRỊ BÁN HÀNG

ĐỀ TÀI : LIÊN HỆ CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐIỂM BÁN HÀNG CỦA

UNIQLO TẠI CỬA HÀNG UNIQLO HOÀN KIẾM

SỐ 1 BÀ TRIỆU, HÀ NỘI.

Nhóm thực hiện: 01

Lớp học phần: 232_CEMG2622_

GV hướng dẫn: Trịnh Thị Nhuần

Hà Nội - 2024

BẢNG ĐÁNH GIÁ

STT Họ tên Nhiệm vụ Đánh giá 1 Cù Phan Hải Anh Tìm nội dung B 2 Dương Đức Anh Tìm nội dung C 3 Đặng Đình Anh Tìm nội dung B 4 Đỗ Mai Anh (Thư ký)

  • Tìm nội dung
  • Tổng hợp word

A

5 Lương Ngọc Anh (Nhóm trưởng)

  • Tìm nội dung
  • Khảo sát thực tế
  • Lên đề cương
  • Check và nhận xét bài thảo luận

A+

6 Lương Thị Hoài Anh

  • Tìm nội dung
  • Làm powerpoint

B+

7 Phạm Hà Anh - Tìm nội dung

  • Thuyết trình

A

8 Trần Thị Quỳnh Anh

  • Tìm nội dung
  • Làm powerpoint

A

9 Trịnh Vân Anh - Tìm nội dung

  • Thuyết trình

B+

10 Vũ Quang Anh - Tìm nội dung B

  • LỜI CẢM ƠN
  • LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    • I. Một số khái niệm liên quan
      • 1.1. Bán hàng
      • 1.2. Quản trị bán hàng...........................................................................................................
      • 1.3. Địa điểm bán hàng
    • II. Các loại điểm bán hàng
    • III. Các căn cứ lựa chọn điểm bán hàng
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐIỂM BÁN HÀNG CỦA
  • UNIQLO
    • I. Tổng quan về thương hiệu Uniqlo
      • 1.1. Giới thiệu thương hiệu Uniqlo
      • 1.2. Sản phẩm của Uniqlo
      • 1.3. Thành tựu của Uniqlo
      • 1.4. Tổng quan về Uniqlo tại Việt Nam..............................................................................
    • II. Thực trạng tổ chức điểm bán hàng của Uniqlo tại Cửa hàng Uniqlo Hoàn Kiếm số
    • Bà Triệu, Hà Nội......................................................................................................................
      • 2.1. Sự lựa chọn điểm bán của Uniqlo
      • 2.2. Loại điểm bán hàng của Uniqlo...................................................................................
      • 2.3. Các căn cứ lựa chọn điểm bán của Uniqlo
      • 2.4. Tổ chức không gian và trưng bày hàng hóa
      • 2.5. Xây dựng hình ảnh điểm bán hàng
  • HÀNG CỦA UNIQLO CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐIỂM BÁN
    • I. Kết quả khảo sát thực tế về hiệu quả tổ chức điểm bán của Uniqlo Hoàn Kiếm
    • II. Đánh giá
      • 2.1. Ưu điểm
      • 2.2. Nhược điểm
    • III. Khuyến nghị và giải pháp
      • 3.1. Phát huy nét đặc trưng trong kiến trúc của các tòa nhà cũ tại Hà Nội
    • 3.2. Tận dụng mặt tiền cửa hàng để thu hút khách hàng
    • 3.3. Gắn liền phát triển bền vững với việc bố trí cửa hàng
    • 3.4. Sắp xếp, phân loại sản phẩm khoa học
    • 3.5. Quản lý chất lượng nhân viên tại cửa hàng
  • KẾT LUẬN
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • CÂU HỎI PHỎNG VẤN

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương mại đã đưa môn học Quản trị bán hàng vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Thạc sĩ Trịnh Thị Nhuần đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Quản trị bán hàng của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này. Bộ môn Quản trị bán hàng là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Một số khái niệm liên quan 1.1. Bán hàng Bán hàng với tư cách là một hành vi của cá nhân (thương nhân, người bán hàng). “Bán hàng là một quá trình (mang tính cá nhân), trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và thỏa mãn những nhu cầu hay ước muốn của người mua để đáp ứng quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của cả hai bên.” (James M.Comer) Bán hàng với tư cách là một chức năng (chức năng tiêu thụ sản phẩm) , một khâu quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bán hàng là khâu cuối cùng của chu kỳ kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào nhưng lại là chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại. Vì vậy hoạt động bán hàng có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, bán hàng là khâu nghiệp vụ cơ bản nhằm tạo ra những kết quả cụ thể để giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra như doanh số, thị phần và lợi nhuận. Chính vì vậy bán hàng không chỉ liên quan mà còn chi phối các hoạt động chức năng khác như marketing, tài chính, cung ứng hàng hoá,... Bán hàng với tư cách là một phạm trù kinh tế. Karl Marx trong bộ Tư bản khi nghiên cứu sự thay đổi hình thái giá trị của hàng hóa cho rằng bán hàng là “sự chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền (H - T).” Khái niệm bán hàng theo giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại Trường Đại học Thương mại. Bán hàng là một hoạt động giao tiếp mà người bán khám phá nhu cầu hoặc làm phát sinh nhu cầu của đối tượng, đồng thời khẳng định khả năng đáp ứng nhu cầu đó bằng những lợi ích sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của cả người mua và người bán. 1.2. Quản trị bán hàng Có nhiều cách tiếp cận quản trị bán hàng và do vậy cũng có nhiều khái niệm về quản trị bán hàng theo mỗi cách tiếp cận khác nhau. Theo cách tiếp cận quản trị tác nghiệp

Trong bất cứ doanh nghiệp nào, dù thuộc loại hình gì? Quy mô ra sao? Lĩnh vực kinh doanh như thế nào thì luôn diễn ra các hoạt động tác nghiệp nhằm thực thi chiến lược mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các hoạt động nhằm chuyển đổi các yếu đầu vào (input) thành các yếu tố đầu ra (output), bao gồm hoạt động sản xuất, marketing bán hàng, mua hàng, dự trữ sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ… Các hoạt động này cần được triển khai thực hiện một cách tốt nhất theo kế hoạch được xây dựng và đạt được các mục tiêu đã xác định. Quản trị bán hàng là một trong những nội dung, một hoạt động quản trị cấu thành hệ thống quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp. Từ cách tiếp cận này cho thấy quản trị bán hàng có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực quản trị tác nghiệp khác của doanh nghiệp và có vị trí nhất định trong hệ thống quản trị tác nghiệp nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói chung. Theo cách tiếp cận chức năng của quản trị Cũng như mọi lĩnh vực, mọi hoạt động quản trị khác trong doanh nghiệp, quản trị bán hàng là một quá trình bao gồm các hoạt động cơ bản như xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát công tác bán hàng của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu bán hàng và qua đó góp phần đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách tiếp của thương vụ Việc bán hàng trong doanh nghiệp thường được tiến hành theo các thương vụ, đó là việc bán một số lượng sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng trong một lần bán hàng theo một hình thức bán hàng nhất định. Từ cách tiếp cận này cho thấy quản trị bán hàng hay thương vụ là quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động trước khi tiến hành thương vụ. Triển khai thương vụ và thực hiện các dịch vụ hậu mãi. Các hoạt động này mang tính tác nghiệp và ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể của từng thương vụ. Trước khi thực hiện thương vụ, nhà quản trị bán hàng phải xác định rõ lý do thực hiện (hay mục tiêu của thương vụ, xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh và chi tiết để triển khai thương vụ. Trong khi triển khai thương vụ, nhà quản trị thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra và điều chỉnh tiến trình thực hiện thương vụ để đảm bảo cho thương vụ đạt được mục tiêu đã đề ra; Tổ chức thực hiện các dịch vụ hậu mãi, bao gồm các dịch vụ miễn phí và dịch vụ thu tiền như: bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, tư vấn tiêu dùng sản phẩm... với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giữ khách hàng, tăng uy tín cho doanh nghiệp và góp phần tăng doanh số. Theo cách tiếp cận quy trình bán hàng

dàng. Các doanh nghiệp thường phải mất khoảng thời gian không nhỏ với lượng chi phí khá lớn mới có thể xây dựng một điểm bán hàng hiệu quả. Thứ ba , địa điểm bán hàng mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Không phải vô cớ mà các doanh nghiệp trong nhiều trường hợp chấp nhận bỏ ra những khoản tiền khá lớn để có được những địa điểm bán hàng đẹp. Khi đó từ địa điểm bán hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến xem và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời thương hiệu của doanh nghiệp cũng từ đó mà được quảng bá rộng rãi hơn. Định vị cửa hàng hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp. Thứ tư , địa điểm bán hàng giúp giảm giá bán sản phẩm. Quyết định lựa chọn một địa điểm bán hàng sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp bán hàng (kể cả chi phí cố định và chi phí biến đổi). Đặc biệt là chi phí vận chuyển sản phẩm từ kho tới nơi bán. Với địa điểm bán hàng hợp lý sẽ làm cho cơ cấu chi phí sản xuất hợp lý hơn, giảm những lãng phí không cần thiết. Đồng thời nếu điểm bán đó thu hút được lượng khách hàng lớn thì chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống và như vậy sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ tăng lên dựa vào yếu tố giá. II. Các loại điểm bán hàng Phân loại theo quy mô Các điểm bán hàng lớn : bao gồm các khách hàng có doanh số quan trọng như các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bách hóa lớn. Với các điểm bán hàng này việc đưa hàng hóa vào tiêu thụ khá khó khăn, đòi hỏi phải đàm phán lâu dài. Các điểm bản hàng trọng yếu (keyshop) : là những đại lý, điểm bán hàng nằm ở những địa điểm trọng yếu bám sát nhu cầu người tiêu dùng. Các điểm bán hàng này có doanh số ổn định. Các điểm bản hàng nhỏ lẻ: nằm rải rác tại các khu dân cư, có doanh số nhỏ. Các điểm bán hàng này có tác dụng tăng doanh số trong thị trường bão hòa. Bên cạnh đó ở góc độ doanh nghiệp, điểm bán hàng có thể được phân loại theo tiêu thức sở hữu: Điểm bán hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp : doanh nghiệp đầu tư và bố trí lực lượng bán hàng. Doanh nghiệp triển khai mạng lưới điểm bán hàng thuộc sở hữu của mình đòi hỏi phải có vốn lớn và làm tốt công tác quản trị nhân sự.

Điểm bán hàng đối tác : Các đại lý, các siêu thị, cửa hàng chấp nhận bản hàng cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết với các đối tác đảm bảo triển khai tốt công tác bán hàng, đặc biệt là công tác xúc tiến bán hàng. Điểm bán hàng nhượng quyền : Hợp đồng nhượng quyền có ràng buộc chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của hai bên vì đối tác sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp. III. Các căn cứ lựa chọn điểm bán hàng Khả năng chi trả tiền thuê địa điểm : Đây được xem là yếu tố quan trọng đầu tiên khi doanh nghiệp quyết định mở một điểm bán hàng. Hãy cân nhắc thật kỹ số tiền mà doanh nghiệp có thể chi trả (tối đa và tối thiểu) sau đó mới đi tìm địa điểm phù hợp với số tiền cũng như lượng hàng hóa quy mô của cửa hàng, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. Ngay từ đầu chúng ta cần đảm bảo rằng địa điểm kinh doanh mình lựa chọn là phù hợp, để tránh sự lãng phí không cần thiết. Bên cạnh đó, cần có một khoản dự phòng để đảm bảo hoạt động của điểm bán không bị ngắt quãng. Thông tin nhân khẩu học : Khi cửa hàng đặt ở nơi có tập khách hàng tiềm năng hay khách báng trọng điểm lớn thì khả năng bán hàng của cửa hàng sẽ cao hơn. Do vậy yếu tố nhân khẩu có liên quan tới địa điểm cần được doanh nghiệp quan tâm. Có 2 khía cạnh quan trọng về vấn đề nhân khẩu học mà doanh nghiệp cần lưu ý khi lựa chọn địa điểm bán hàng đó là: thứ nhất, xác định khách hàng của doanh nghiệp là ai? Khoảng cách đến đi điểm bán hàng của doanh nghiệp quan trọng ra sao với họ? Với các địa điểm bán lẻ và địa điểm cung cấp dịch vụ, đây là điều cực kỳ quan trọng bởi khách hàng luôn đòi hỏi tính tiện ích khi tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ. Thứ hai, nếu khách hàng của doanh nghiệp là người dân địa phương, liệu bao nhiêu phần số họ phù hợp với kỳ vọng của doanh nghiệp. Điều kiện giao thông : Đây là yếu tố mang lại sự thuận tiện trong quyết định có đến với điểm bán hàng hay không. Nếu điểm bán hàng của doanh nghiệp nằm ở vị trí khuất hay ở nép trong một góc, người mua hàng có thể sẽ bỏ qua vì đơn giản là họ không đi vào đó và không biết cửa hàng ở đó. Hay điểm bán hàng ở khu vực đông đúc nhưng lại hay bị tắc nghẽn giao thông, chúng ta cũng sẽ thiếu đi khá nhiều khách hàng vào nhiều thời điểm trong ngày. Vì vậy, căn cứ vào nhu cầu bán hàng cụ thể của điểm bán để lựa chọn địa điểm bán phù hợp. Khả năng tiếp cận và khu vực để xe : Cân nhắc khả năng tiếp cận cơ sở vật chất cho tất cả mọi người có thể sử dụng như khách hàng, nhân viên và các nhà cung cấp. Có thể nói yêu cầu về không gian để phục vụ cho bán hàng của các địa điểm bán hàng là vô cùng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐIỂM BÁN HÀNG CỦA

UNIQLO

I. Tổng quan về thương hiệu Uniqlo 1 .1. Giới thiệu thương hiệu Uniqlo Công ty trách nhiệm hữu hạn Uniqlo (株式会社ユニクロ Kabushiki-gaisha Yunikuro) là một công ty thiết kế, may mặc và bán lẻ trang phục thường ngày của Nhật Bản. Ban đầu là một bộ phận của công ty Fast Retailing , sau đó Uniqlo trở thành một công ty con từ tháng 11 năm 2005. Đến nay, Uniqlo đã sở hữu hơn 2.280 cửa hàng trên toàn thế giới, trong đó có 22 cửa hàng tại Việt Nam. Uniqlo không có cơ sở sản xuất riêng nhưng có mối quan hệ đối tác với các xưởng sản xuất trên toàn thế giới. Hiện tại, hầu hết các đối tác này đều ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ. Tuy nhiên, xưởng thiết kế của Uniqlo vẫn được đặt tại Nhật Bản, New York, Paris,... Ngoài ra, Uniqlo có một chiếc logo rất đặc biệt và sáng tạo. Mẫu thiết kế logo này được sáng tạo vào năm 2006 bởi nhà thiết kế Kashiwa Sato. Logo Uniqlo hiện bao gồm 2 hình vuông với 2 màu chủ đạo đỏ – trắng, được lấy ý tưởng từ con dấu truyền thống thời xưa. 1 bên logo là bộ chữ viết Katakana, 1 bên là bộ chữ latin phổ thông hơn cho khách hàng quốc tế. Chi tiết này được đánh giá rằng Uniqlo muốn ngụ ý rằng thương hiệu đã và đang toàn cầu hoá, nhưng vẫn mang đậm bản sắc cố quốc. Uniqlo khi mới thành lập là một cửa hàng nhỏ trong chuỗi cửa hàng thời trang của một công ty gia đình tại Nhật Bản vào năm 1949. Tới năm 1984, công ty mới chính thức được mang tên Uniqlo. Khi đó, cái tên thương hiệu là Uniclo – viết tắt của “Unique Clothing”. Tuy nhiên, có một sự nhầm lẫn xảy ra khi đăng ký thương hiệu vào năm 1988 giữa chữ “c” và chữ “q” dẫn tới cái tên Uniqlo ngày nay. Hình ảnh: Logo của thương hiệu Uniqlo

Mặc dù được sinh ra tại Nhật Bản – một đất nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Á Đông nhưng nhà sáng lập thương hiệu Uniqlo lại không hề điều hành công ty theo truyền thống cha truyền con nối như những thương hiệu Á Đông khác. 2 người con trai của ông Tadashi Yanai – nhà sáng lập của Uniqlo, đều là những lãnh đạo tài năng và tham gia quản lý trong hội đồng quản trị như những quản lý khác. 1 .2. Sản phẩm của Uniqlo Thông điệp giới thiệu về hãng thời trang Uniqlo gói gọn một tầm nhìn rõ ràng: “Uniqlo là một công ty Nhật Bản hiện đại, truyền cảm hứng cho thế giới trong phân khúc quần áo hàng ngày”. Chiến lược của hãng thay vì chạy theo xu hướng thời trang nhanh như những đối thủ khác thì họ tập trung vào triết lý thương hiệu “sản xuất cho tất cả (Made For All)”. Không giống như tên gọi của nó: Uniqlo, quần áo của hãng chú trọng sự đơn giản, các sản phẩm thiết yếu, phổ biến, để cho người mặc tự pha trộn chúng với phong cách & cá tính riêng của họ. Hiện nay, đối tượng mục tiêu mà sản phẩm của thương hiệu Uniqlo hướng tới được chia làm 3 nhóm: Nam giới, phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt, một trong những điều làm nên thương hiệu của Uniqlo chính là chất liệu. Bằng sự nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ của mình, thương hiệu đã nghiên cứu ra những loại sợ mới, những dòng chất liệu lạ và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Trong đó, dòng chất liệu nổi tiếng nhất có thể kể đến dòng sản phẩm Heattech. Khác với những loại vải thông thường giữ nhiệt thông thường – dày, nặng và hiệu quả giữ ấm trung bình, Heattech mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc khi có chất vải mỏng và hiệu quả giữ nhiệt tăng gấp 2 lần. Loại vải Heattech có khả năng hấp thụ nhiệt tỏa ra từ cơ thể, lưu giữ lại trong các túi không khí nằm trên các sợi vải Công Nghệ mới, có tác dụng giữ ấm cho người mặc. Từ đó ta có thể nhận thấy rằng, Uniqlo chú trọng đến tính dài hạn, thực tiễn và khả năng cải tiến của sản phẩm. 1 .3. Thành tựu của Uniqlo Năm 1998 đánh dấu cột mốc Uniqlo có cửa hàng riêng đầu tiên tại Tokyo với tất cả sản phẩm được bày bán mang tên thương hiệu. Trang phục vừa tiện dụng, giá cả hợp lý chỉ từ 1.900 yên (khoảng 300 nghìn đồng) đã trở thành những yếu tố xúc tác khiến “hiệu ứng Uniqlo” ngày càng lan rộng tại xứ sở hoa anh đào. Từ những thành công nhất định tại Nhật Bản, Uniqlo từng bước mở rộng mô hình kinh doanh ra toàn cầu. Tháng 9/2001, thương hiệu mở cửa hàng đầu tiên tại Thượng Hải (Trung Quốc). Và một năm sau, Uniqlo đã có hơn 20 cửa hàng ở London (Anh), tiếp sau đó là New Jersey (Mỹ).

tổng số 25 thị trường mà Uniqlo đã đặt chân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 7%/năm, dân số trẻ, năng động, quy mô thị trường gần 100 triệu dân là những lý do khiến Uniqlo tin rằng, Việt Nam là thị trường rất có tiềm năng. Và đây là lý do khiến thương hiệu thời trang Uniqlo quyết định mở cửa hàng tại Việt Nam. Sau khi mở cửa hàng đầu tiên tại Vincom Đồng Khởi quận 1, trung tâm thành phố Hồ Chí Minh vào cuối 2019, mô hình chuẩn cho các cửa hàng Uniqlo tại Việt Nam sau này. Các cửa hàng Uniqlo tại Việt Nam đều thuộc diện lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tính đến tháng 12 năm 2023, Uniqlo vận hành 22 cửa hàng tại 4 tỉnh thành trên cả nước, gồm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương và một cửa hàng trực tuyến. Nhiều cửa hàng có quy mô lớn và mang tính biểu tượng như cửa hàng Uniqlo Hoàn Kiếm, Uniqlo Saigon Centre, Uniqlo Đồng Khởi,… trở thành địa điểm mua sắm yêu thích của không chỉ khách hàng địa phương mà còn du khách quốc tế. Bên cạnh mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ, Uniqlo cũng nỗ lực gia tăng tỷ lệ các sản phẩm LifeWear Made in Vietnam tại cửa hàng trong nước. Nếu như trước năm 2019, các sản phẩm này chỉ xuất hiện trong các cửa hàng Uniqlo quốc tế, thì nay, với sự xuất hiện của Uniqlo tại Việt Nam, khách hàng đã có cơ hội tiếp cận các trang phục LifeWear chất lượng cao và tự hào được sản xuất tại bởi người Việt Nam. Tại các cửa hàng, Uniqlo đào tạo khoảng 1.000 nhân viên, trong đó, hơn 70% Cửa hàng trưởng là người Việt. Đây là nỗ lực của Uniqlo nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, có khả năng thấu hiểu sâu sắc thị trường, khách hàng và sẵn sàng cho hành trình phát triển dài hạn của Uniqlo tại Việt Nam. Sau 4 năm hoạt động, Uniqlo cũng phối hợp với các tổ chức xã hội để triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng. Nổi bật là RE.UNIQLO, hoạt động thu gom quần áo đã qua sử dụng, phân loại và trao tặng đến những người thực sự cần, tạo ra vòng đời ý nghĩa hơn cho trang phục; hay dự án "Mang Nước Uống Sạch Đến Với Đồng Bằng Sông Cửu Long", góp phần bảo vệ sức khỏe cho gần 3.000 học sinh, giáo viên đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng tại các khu vực nhiễm mặn. Thương hiệu cũng hợp tác với Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD để tuyển dụng, hỗ trợ và tạo cơ hội việc làm bình đẳng cho đối tượng người khuyết tật. Chương trình vẫn đang được thực hiện và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của khách hàng. Gần đây nhất, Uniqlo công bố sẽ đóng góp toàn bộ doanh thu từ bộ sưu tập UTme! (tính đến cuối tháng 12 năm 2023) tại 4 cửa hàng Uniqlo Vincom Bà Triệu, Uniqlo Hoàn Kiếm, Uniqlo Đồng Khởi, Uniqlo Saigon Centre cho Quỹ Hy Vọng để góp phần xây trường cho các em nhỏ tại Mù Cang Chải.

II. Thực trạng tổ chức điểm bán hàng của Uniqlo tại Cửa hàng Uniqlo Hoàn Kiếm số 1 Bà Triệu, Hà Nội 2.1. Sự lựa chọn điểm bán của Uniqlo Tâm lý người tiêu dùng khi đến các siêu thị hay trung tâm thương mại là để mua sắm, thư giãn sau một khoảng thời gian dài làm việc và mặt hàng thời trang thường dễ dàng thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Uniqlo thường chọn các điểm bán hàng tại các địa điểm có lưu lượng khách hàng cao và thuận tiện cho người tiêu dùng. Uniqlo thường chọn các vị trí đắc địa tại các trung tâm mua sắm lớn, khu vực thương mại trung tâm như Aeon Mall hay Vincom, hoặc các vị trí nằm trong khu vực có lưu lượng người đi lại cao như con phố quần áo thu hút nhiều bạn trẻ Phạm Ngọc Thạch. Uniqlo thường mở cửa hàng tại các vị trí thuận tiện cho mục tiêu khách hàng của họ, bao gồm những người tiêu dùng trẻ, người tiêu dùng muốn mua sắm trong môi trường hiện đại và thoải mái. Các cửa hàng Uniqlo thường được đặt ở các vị trí dễ tiếp cận bằng cả phương tiện giao thông công cộng và cá nhân. Về thiết kế địa điểm bán hàng, các cửa hàng Uniqlo thường có thiết kế hiện đại, sáng sủa và tối giản. Không gian mở rộng, ánh sáng tự nhiên và màu sắc trung tính giúp tạo ra một môi trường mua sắm thoải mái và dễ dàng cho khách hàng. Sản phẩm trong cửa hàng Uniqlo thường được sắp xếp theo từng loại hoặc bộ sưu tập, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và so sánh các sản phẩm. Ngoài ra, các biển chỉ dẫn và thông tin về giá cả thường được hiển thị rõ ràng. Các cửa hàng Uniqlo thường có diện tích lớn, cho phép hiển thị một loạt các sản phẩm từ quần áo đến phụ kiện và đồ lót. Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm mua sắm toàn diện và đa dạng cho khách hàng. Uniqlo thường tạo ra một môi trường mua sắm thoải mái và thuận tiện cho khách hàng. Điều này bao gồm có các khu vực thử đồ rộng rãi, phòng thay đồ sạch sẽ và tiện nghi, cũng như các khu vực ngồi nghỉ và khu vực phục vụ khách hàng. Tính đến nay, Uniqlo đã mở được 2 2 cửa hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Đối với cơ sở Uniqlo tại số 1 Bà Triệu, trước tiên về vị trí, con phố Bà Triệu nói riêng và phố Bà Triệu nói chung là một trong những nơi thú hút người qua lại do gần với những địa điểm tham quan, vui chơi giải trí như Hồ Gươm, Phố Cổ cũng như có nhiều những cửa hàng của những thương hiệu nổi tiếng để người tiêu dùng có thể thăm quan và mua sắm. Đặt cửa hàng tại một con phố thu hút được lượng người qua lại như vậy cũng nhằm mục đích thu hút khách hàng mục tiêu mà Uniqlo muốn hướng tới. Cửa hàng mới tọa lạc tại tòa nhà Số 1, Phố Bà Triệu, một trong những tòa nhà lịch sử mang tính biểu tượng tại khu vực quận Hoàn Kiếm, trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, vừa thu hút khách hàng khi đi qua, vừa tăng độ nhận biết của thương hiệu cũng như dễ dàng cho người tiêu dùng tìm thấy cửa hàng khi tham gia mua sắm tại phố Bà Triệu.

Bên cạnh đó, Uniqlo cũng tìm hiểu văn hóa, truyền thống địa phương để xây dựng cửa hàng phù hợp với văn hóa, truyền thống tại đây, giúp Uniqlo lấy lòng khách hàng tại địa phương đó. Điển hình là cửa hàng Uniqlo Hoàn Kiếm số 1 Bà Triệu, Hà Nội. Không gian cửa hàng lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản, kết hợp với thiết kế cùng nội thất tinh giản đạt chuẩn Uniqlo toàn cầu, giúp khách hàng và khách tham quan đắm chìm vào trải nghiệm văn hóa đặc sắc, hòa trộn giữa nét hoài cổ và đương đại. Chính vì thế mà vào ngày khai trương cơ sở Uniqlo Hoàn Kiếm, có đông đảo khách hàng háo hức đón chào cửa hàng Uniqlo thứ 10 tại Hà Nội được đặt tại bên bờ hồ Hoàn Kiếm - “trái tim” của thủ đô Hà Nội. Là cửa hàng thứ 22 của Uniqlo tại Việt Nam và là cửa hàng thứ 10 tại Hà Nội, Uniqlo Hoàn Kiếm nhận được nhiều sự quan tâm của người dân Thủ đô cũng như các bạn trẻ ngay từ khi công bố những thông tin đầu tiên. 2.3. Các căn cứ lựa chọn điểm bán của Uniqlo 2.3.1. Khả năng chi trả tiền thuê/mua địa điểm

  • Mức giá thuê: Theo báo cáo thị trường BĐS quý 4/2023, giá thuê mặt bằng tại khu vực Hoàn Kiếm dao động từ 150-300 triệu VND/tháng/m2. Uniqlo là một tập đoàn bán lẻ lớn và uy tín với nguồn tài chính dồi dào nên hoàn toàn có khả năng chi trả tiền thuê / mua mặt bằng cao cho các vị trí đắc địa.
  • Tiềm năng sinh lời: Uniqlo là thương hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng, thu hút lượng khách hàng lớn, khả năng sinh lời cao.
  • Chi phí vận hành: Chi phí vận hành tại khu vực trung tâm cao hơn so với khu vực ngoại thành. 2.3.2. Thông tin nhân khẩu học
  • Chân dung khách hàng : Các cá nhân, nhóm đối tượng quan tâm tới sản phẩm thời trang may mặc, có sở thích sử dụng các sản phẩm thời trang basic, dễ phối đồ, có chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
  • Độ tuổi: 18-45 tuổi.
  • Thu nhập: Trung bình khá đến cao, 67% khách hàng Uniqlo Việt Nam có thu nhập từ 15 triệu đồng/tháng trở lên. Cụ thể: 32% có thu nhập từ 15 - 25 triệu đồng/tháng 20% có thu nhập từ 25 - 35 triệu đồng/tháng 15% có thu nhập trên 35 triệu đồng/tháng
  • Mật độ dân cư: Hoàn Kiếm là khu vực tập trung đông dân cư, nhiều văn phòng, trường học.
  • Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng, sinh viên, doanh nhân, các cá nhân và hộ gia đình.
  • Hành vi mua sắm: Khách hàng Uniqlo Bà Triệu thường mua sắm theo nhu cầu, tập trung vào các sản phẩm thời trang cơ bản, tiện dụng và chất lượng tốt, có xu hướng mua sắm theo nhóm, gia đình hoặc bạn bè. Khách hàng có xu hướng mua sắm trực tiếp tại cửa hàng để trải nghiệm sản phẩm trực tiếp. Tuy nhiên, họ cũng sử dụng kênh online để tham khảo thông tin sản phẩm và đặt hàng. Khách hàng thường xuyên sử dụng mạng xã hội để cập nhật xu hướng thời trang và tìm kiếm thông tin về sản phẩm.
  • Thời gian mua sắm: Uniqlo Bà Triệu có lượng khách hàng đông vào các ngày cuối tuần và buổi tối sau giờ tan tầm. Vào các ngày trong tuần, lượng khách hàng ít hơn nhưng vẫn ổn định. Cửa hàng mở cửa từ 9h sáng đến 10h tối tất cả các ngày trong tuần.
  • Tâm lý khách hàng
  • Quan tâm đến thời trang: Thích mặc đẹp, theo kịp xu hướng thời trang.
  • Ưu tiên sự tiện lợi: Thích mua sắm tại các cửa hàng có dịch vụ tốt, sản phẩm đa dạng và chất lượng cao.
  • Có ý thức về giá cả: Sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm chất lượng tốt, nhưng cũng so sánh giá cả trước khi mua.
  • Quan tâm đến giá trị thương hiệu: Ưu tiên những thương hiệu uy tín, có sản phẩm chất lượng tốt.
  • Chân dung khách hàng mục tiêu cụ thể : Chị Dung 27 tuổi, nhân viên văn phòng đang làm việc trong lĩnh vực marketing, có thu nhập 20 triệu/tháng. Chị có sở thích mua sắm, thời trang, làm đẹp và du lịch cùng lối sống năng động, hiện đại. Dung thường xuyên tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội, so sánh giá cả, chất lượng và xem review sản phẩm trước khi quyết định mua hàng đối với cả cửa hàng online và offline. Biết đến Uniqlo là một thương hiệu thời trang Nhật Bản bền vững và uy tín, chị tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và đã từng mua sắm tại Uniqlo. 2.3.3. Điều kiện giao thông
  • Nằm trên con phố sầm uất bậc nhất Hà Nội: Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, phố Bà Triệu có lượng người qua lại trung bình 20.000 người/ngày, tạo điều kiện thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng cho Uniqlo.
  • Giao thông thuận tiện: Kết nối dễ dàng với các tuyến đường huyết mạch như Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, cùng các tuyến xe buýt và ga метро "Hanoi Railway Station", giúp khách hàng dễ dàng di chuyển đến cửa hàng.
  • Gần các khu văn phòng: Bao quanh bởi nhiều khu văn phòng tập trung lượng lớn nhân viên, phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của Uniqlo.