Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Bài thảo luận môn quản trị học, Thesis of Managerial Economics

bài thảo luận để tham khảo dành cho môn quản trị học

Typology: Thesis

2022/2023

Uploaded on 11/01/2023

paon-sunline
paon-sunline 🇻🇳

1 document

1 / 32

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC T
------
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC
Đề tài:
Nghiên cứu tình huống về lãnh đạo trong doanh nghiệp Vinamilk
dưới sự tác động từ nhu cầu và động cơ làm việc của con người.
Nhóm thực hiện : Nhóm 9
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hà
Lớp học phần : 231BMGM0111
STT Họ tên Nội dung công việc Đánh giá Điểm
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20

Partial preview of the text

Download Bài thảo luận môn quản trị học and more Thesis Managerial Economics in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC

Đề tài:

Nghiên cứu tình huống về lãnh đạo trong doanh nghiệp Vinamilk

dưới sự tác động từ nhu cầu và động cơ làm việc của con người.

Nhóm thực hiện : Nhóm 9

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp học phần : 231BMGM

STT

Họ tên Nội dung công việc Đánh giá Điểm

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

81 Nguyễn Thị Minh Thu

  • Phó nhóm
  • Duyệt làm Word
  • Phần Kết luận

82 Nguyễn Phương Thùy^ - Thuyết trình

83 Nông^ Thanh Thủy^

  • Chương 1

84 Phạm^ Minh Thư^ - Phần 2.4 – Chương 2

Nông Thị Huyền

Thương

  • Phần 2.3 – Chương 2

86 Nguyễn Thùy Trang^ - Phần 2.5 – Chương 2

87 Phạm Thùy Trang

  • Nhóm trưởng
  • Phân công nhiệm vụ &

Duyệt bài

  • Phần Mở đầu

88 Trần Huyền Trang^

  • Phần 2.1 & 2.2 – Chương

89 Trần Thị Quỳnh Trang^ - Chương 3

90 Đào Thảo Vân^ - Chương 3

91 Vũ Văn Quyết^ - PowerPoint

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thay đổi đang diễn ra một cách nhanh chóng trên mọi phương diện: Quản trị đã làm thay đổi cách thức nhiều tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh; sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi các khái niệm truyền thống về tổ chức và không gian làm việc; sự gia tăng của các tổ chức dịch vụ đã làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế. Những thay đổi đó khiến cho những điều mà chỉ thời gian ngắn trước đây vẫn được coi là những nguyên lý hay khuôn mẫu cho thành công, thì nay đã không còn thích hợp với quản trị hiện đại. Để thành công, các nhà quản trị hôm nay và tương lai cần phải có những năng lực quản trị cần thiết để thích ứng với yêu cầu của thời đại. Đặc biệt là đối với xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay, chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, sự phát triển của kỹ thuật số, cuộc cách mạng trong kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổi trong quan niệm mối quan hệ người - người trong các quan hệ xã hội, vai trò của con người được đề cao hơn bao giờ hết. Trong điều kiện thế giới thay đổi nhanh như hiện nay, lãnh đạo trở thành một chủ đề được quan tâm đặc biệt, sự thành công của tổ chức đòi hỏi phải có những người đứng đầu tài năng, có tầm nhìn sâu rộng, có cái nhìn tổng quát,có hiểu biết sâu sắc về con người để dẫn dắt tổ chức đi đến một mục tiêu chung. Nhằm làm rõ tầm quan trọng và cần thiết của lãnh đạo trong quản trị doanh nghiệp, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tình huống về lãnh đạo trong doanh nghiệp Vinamilk dưới sự tác động từ nhu cầu và động cơ làm việc của con người.”. Theo như tìm hiểu chúng em được biết, Vinamilk là công ty đã có lịch sử hoạt động lâu đời tại Việt Nam và là thương hiệu sữa giá trị nhất Việt Nam. Do đó, việc lựa chọn doanh nghiệp này để nghiên cứu sẽ mang lại góc nhìn bao quát về hoạt động kiểm soát và tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả hoạt động kiểm soát ảnh hưởng như thế nào đến sự thành công và phát triển của một doanh nghiệp. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Lãnh đạo 1.1.1 Khái niệm  Lãnh đạo là gây ảnh hưởng tới nhân viên hay tổ chức để họ hoàn thành một cách tự nguyện các mục tiêu của tổ chức.  Khái niệm trên cho thấy nội hàm của lãnh đạo được thể hiện qua các nội dung sau: o Một là, gây ảnh hưởng nhằm tác động đến nhận thức của con người qua đó điều chỉnh hành vi và hành động của họ để đạt được mục tiêu của tổ chức. o Hai là, hoạt động gây ảnh hưởng gồm: tạo động lực, hướng dẫn và các hoạt động khác bằng những phong cách lãnh đạo thích hợp với mỗi thời điểm, hoàn cảnh, đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật trong thực hành lãnh đạo. o Ba là, để gây ảnh hưởng, người lãnh đạo phải có quyền lực, quyền lực nhà lãnh đạo có thể được tổ chức trao, cũng có thể do họ tự tạo ra bằng tài năng, uy tín, sức hấp dẫn, sự gương mẫu, đi đầu… 1.1.2. Vai trò  Lãnh đạo hiệu quả giúp khơi dậy được các nguồn tiềm năng vô tận của mỗi cá nhân, tập thể, biến chúng thành sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đạt tới mục tiêu.  Hoạt động lãnh đạo thông qua sự hướng dẫn, khơi gợi, động viên sẽ giúp nhân viên nâng cao năng lực bản thân, hoàn thiện các phẩm chất cá nhân, đồng thời tạo động lực cho họ trong công việc.  Gây ảnh hưởng đến nhân viên bằng những cách trực tiếp và gián tiếp qua việc tạo môi trường làm việc, văn hóa tinh thần, tạo niềm tin và lý tưởng hoài bão, ước mơ cho đồng nghiệp, cấp dưới từ đó thúc đẩy họ tự nguyện, nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức. 1.1.3. Các nguyên tắc  Lãnh đạo phải tập trung vào tình huống, vào vấn đề cần xử lý, vào hành vi chứ không phải con người. Điều đó cho phép người lãnh đạo việc tập trung vào yếu tố kỹ thuật đảm bảo khách quan trong xử lý tình huống, đồng thời vừa gây ảnh hưởng (đến hành vi) một cách hữu hiệu.

Tiếp cận về đặc điểm phẩm chất nhà lãnh đạo được giáo sư JKotter trường kinh doanh Harvard nêu ra trong công trình nghiên cứu của mình năm 1980:  Theo J.Kotter nhà lãnh đạo có 6 đặc điểm: (i) nỗ lực; (ii) ước muốn lãnh đạo; (iii) thật thà và chính trực; (iv) tự tin; (v) thông minh; (vi) kiến thức về công việc  Nhìn chung tiếp cận này mới chỉ nêu được một số những điều kiện cần để một nhà lãnh đạo thành công, vì để lãnh đạo thành công. Có hiệu quả còn phải tính đến yếu tố môi trường, tỉnh huống, cách hành xử của nhà lãnh đạo đối với vấn đề này sinh trong điều kiện môi trường, tình huống cụ thể. c) Tiếp cận hành vi (phong cách) Nhìn chung tiếp cận hành vi tập trung nghiên cứu bản chất, động cơ thúc đẩy con người hành động để từ đó nhà lãnh đạo đưa ra các cách thức hay hành vi lãnh đạo tương ứng hữu hiệu. Kurt Levin (1) và cộng sự là một trong những người đưa ra 3 loại hành vi (phong cách) lãnh đạo: độc đoán, dân chủ, tự do và nghiên cứu xem loại nào là hữu hiệu nhất và đã đưa ra kết luận về tinh hữu hiệu của việc sử dụng phong cách (hành vi) lãnh đạo trong một số trường hợp. Nhóm nghiên cứu ở đại học Ohio state: Nhóm nghiên cứu này tổng kết hành vi lãnh đạo từ nghiên cứu thực tiễn và chia hành vi lãnh đạo thành hai nhóm chính giải thích cho các hành vi lãnh đạo trên thực tế. Các nhóm hành vi lãnh đạo này được gọi là: Nhóm cấu trúc khởi xướng (initiating structure) và sự quan tâm (Consideration). Nhóm nghiên cứu ở đại học Michigan đã chỉ ra định hướng lãnh đạo có hai loại: Định hướng vào công việc và định hướng vào nhân viên và chia hành vi lãnh đạo tương ứng với sự tiến triển của phong cách lãnh đạo từ độc đoán đến dân chủ, tự do. d) Tiếp cận về tình huống (ngẫu nhiên) Lý thuyết tình huống trong lãnh đạo cho rằng nếu nhân viên không có khả năng lại thiếu sự nhiệt tình, tích cực hoàn thành công việc thì phải định hướng công việc cao (để đảm bảo hoàn thành công việc) và định hướng nhân viên mạnh để truyền cảm hứng, nhiệt huyết, mong muốn của nhà lãnh đạo cho cấp dưới. Trong trường hợp

ngược lại nếu cấp dưới có khả năng lại nhiệt tỉnh, tích cực, tự giác hoàn thành công việc thì nhà lãnh đạo không cần định hướng vào công việc nhiều e) Một số tiếp cận hiện đại về lãnh đạo  Lãnh đạo uy tín: Tiếp cận về lãnh đạo uy tín đề cập đến năng lực gây ảnh hưởng ngờ uy tín cá nhân. Là sự mở rộng của tiếp cận về đặc điểm phẩm chất của nhà lãnh đạo. Theo Marven Bennis, nhà lãnh đọa uy tín phải có cấc đặc điểm: (i) có tầm nhìn hoặc mục đích thuyết phục; (ii) có khả năng truyền đạt tầm nhìn một cách rõ rang, dễ hiểu; (iii) nhất quán và tập trung hoạt động theo đuổi tầm nhìn; (iv) biết điểm mạnh và tận dụng điểm mạnh của bản thân và tổ chức.  Lãnh đạo nhìn xa trông rộng: Lý thuyết tình huống trong lãnh đạo cho rằng nếu nhân viên không có khả năng lại thiếu sự nhiệt tình, tích cực hoàn thành công việc thì phải định hướng công việc cao và định hướng nhân viên mạnh để truyền cảm hứng, nhiệt huyết, mong muốn của nhà lãnh đạo cho cấp dưới. Trong trường hợp ngược lại nếu cấp dưới có khả năng lại nhiệt tỉnh, tích cực, tự giác hoàn thành công việc thì nhà lãnh đạo không cần định hướng vào công việc nhiều. 1.2. Động cơ 1.2.1. Khái niệm  Động cơ là quá trình tâm lý của con người kích thích (thúc đẩy) họ hành động để đạt được mục tiêu của cá nhân hay tổ chức.  Theo nghĩa đó người có động cơ sẽ nỗ lực làm việc, duy trì nhịp điệu làm việc tích cực, có hành vi, định hưởng hành động vào thực hiện mục tiêu mà họ mong muốn đạt được.  Động cơ được phát sinh, khởi xướng từ một nhu cầu (mục tiêu mong muốn đạt được) và nó thúc đẩy hành vi của con người (hay nhóm người) hành động để đạt tới nhu cầu (mục tiêu) đó. Tuy vậy để đạt được kết quả (mục tiêu) chỉ có động cơ thôi chưa đủ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực (khả năng) thực hiện. Có thể miêu tả mối tương quan giữa các yếu tố được mô tả ở trên như sau:

c) Lý thuyết hiện đại về động cơ  Thuyết nhu cầu của Maslow: Maslow cho rằng con người luôn có nhu cầu. Nhu cầu của con người gồm 5 loại được xếp thứ tự từ thấp đến cao (nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình) mà nhà quản trị có thể dự báo trước và trật tự thỏa mãn nhu cầu của con người cũng đi từ thấp đến cao, khi một nhu cầu đã được thỏa mãn thì nó không còn động cơ thúc đẩy con người hành động nữa và họ hưởng đến nhu cầu ở bậc cao hơn, xuất hiện động cơ mới. Do đó để lãnh đạo nhân viên (gây ảnh hưởng) thì nhà quản trị phải biết họ đang ở cấp độ nhu cầu nào để chọn cách kích thích vào động cơ phù hợp giúp nhân viên thỏa mãn được nhu cầu qua đó sẽ đạt được mục tiêu của tổ chức.  Lý thuyết của David Mc Clelland và E.R.G: o Thuyết của David Mc Clelland và E.R.G cho rằng con người có 3 nhu cầu cơ bản gồm nhu cầu về thành tựu, nhu cầu liên minh và nhu cầu quyền lực. Mỗi loại người tương ứng với nhu cầu trên có động cơ nhất định để thực hiện công việc. Nếu giao việc và động viên họ hoàn thành phải tùy thuộc họ đang theo đuổi nhu cầu nào. o Người có nhu cầu thành tựu theo đuổi những công việc mang tính thách thức, mục tiêu cao, làm chủ công việc, thể hiện trách nhiệm cá nhân. o Người có nhu cầu liên minh cũng giống như nhu cầu xã hội trong tổ chức, những người này thường hay hoàn thành tốt công việc ở môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, quan hệ giữa người với người trong tổ chức cởi mở, những công việc tạo ra các quan hệ xã hội rộng rãi. o Nhu cầu quyền lực là nhu cầu kiểm soát và gây ảnh hưởng, chi phối người khác và môi trường làm việc. Các nhu cầu quyền lực và thành tích thường xuất hiện ở những người có xu hướng trở thành nhà quản trị lãnh đạo. o Nghiên cứu lý thuyết trên nhà quản trị trong thực hành lãnh đạo cần phải nhận diện đúng nhân viên có nhu cầu nào để biết cách gây ảnh hưởng lên họ, tạo môi trường và điều kiện gây ảnh hưởng thích hợp.  Thuyết kỳ vọng của Vroom: Nhà tâm lý học Vitor H.Vroom cho rằng con người được thúc đẩy hoàn thành công việc của họ tin vào giá trị mục tiêu họ theo đuổi mà có thể nhận thấy được việc họ làm sẽ giúp họ đạt được mục tiêu. Nói cách khác động cơ thúc đẩy con người hành động là kết quả của giá trị mong đợi mà họ đặt

vào mục tiêu và những cơ hội, sự đam mê, khát vọng giúp cho họ đạt được mục tiêu đó. Vroom cho rằng: Động cơ thúc đẩy = mức độ đam mê x sự hy vọng  Thuyết về sự công bằng: Lý thuyết công bằng của J Stucy Adam, trường Đại học Bắc Carolina cho rằng người lao động luôn muốn được đối xử công bằng trong bố trí, sử dụng, đánh giá và đãi ngộ. Khi bị đối xử không công bằng người lao động thường có xu hướng chấp nhận (vì sợ mất việc, khó thăng tiến...) song đó chỉ là trước mắt về lâu dài nhân viên dễ dẫn đến sự bất mãn, mâu thuẫn, xung đột, thậm chí bỏ việc. Do đó nhà quản trị phải đối xử công bằng trong bố trí, sắp xếp công việc, trong đánh giá, đãi ngộ, tạo điều kiện môi trường và cơ hội thăng tiến, bình đẳng. Nhà quản trị cần phải nắm được thông tin phản hồi về nhận thức của người lao động về sự công bằng và chuyển hóa chúng thành hoạt động của nhà quản trị đảm bảo sự công bằng cho mọi người. Song thực tế không có sự công bằng tuyệt đối.  Nghiên cứu các lý thuyết trên đây giúp nhà quản trị nhận biết được động cơ của nhân viên, biết cách kích thích, thúc đẩy đúng đắn để họ nỗ lực, nhiệt tình, tự nguyện thực hiện mục tiêu. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO TRONG DOANH NGHIỆP VINAMILK DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG TỪ NHU CẦU VÀ ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA CON NGƯỜI. 2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp Vinamilk 2.1.1. Giới thiệu chung Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại.

  • Tên công ty: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
  • Tên tiếng Anh: Vietnam Dairy Products Joint-Stock Company
  • Tên viết tắt: Vinamilk

xuất, phân phối và bán sản phẩm sữa. Bên cạnh đó, công ty có một đội ngũ quản lý bậc trung vững mạnh được trang bị tốt nhằm hỗ trợ cho quản lý cấp cao đồng thời tiếp thêm sức trẻ và lòng nhiệt tình vào sự nghiệp phát triển của công ty.  Cơ sở vật chất, phát triển công nghệ: Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các nhà máy chế biến sữa hiện đại, có qui mô lớn của Vinamilk sản xuất 100% sản phẩm cho công ty do Vinamilk không đưa sản phẩm gia công bên ngoài (ngoại trừ nước uống đóng chai). Hầu hết các máy móc thiết bị đều được nhập từ các nước châu Âu như Mỹ, Đan Mạch, Ý,Đức, Hà Lan... được lắp đặt bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ đã cho ra đời trên 300 chủng loại sản phẩm chất lượng cao. b) Môi trường bên ngoài tổ chức:  Đối thủ cạnh tranh: Thị trường sữa Việt Nam hiện có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có 40 doanh nghiệp sản xuất và phân phối sữa. Các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 75% thị phần, trong khi các doanh nghiệp ngoại chiếm khoảng 25%. Điều đó cho thấy đối thủ cạnh tranh của Vinamilk là rất nhiều và quyết liệt như Abbott, Mead Johnson, Danone (Dumex), Arla, TH True Milk, Ba Vì, Mộc Châu,.. để giành giật thị phần. Tuy nhiên, Vinamilk đã ra đời hơn 45 năm… Một khoảng thời gian đủ làm nên thương hiệu là nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam. Dù ngày càng có nhiều công ty sữa trong nước ra đời ,cùng với sự cạnh tranh với hàng ngoại nhập song với tầm nhìn “ Trở thành niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cho cuộc sống con người”và sứ mệnh “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu, trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”thì Vinamilk sẽ thành công trên con đường phát triển của mình.  Khách hàng: Khách hàng của Vinamilk được phân thành 2 thị trường chính: thị trường tiêu dùng (cá nhân, hộ gia đình mua hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân) và thị trường đại lý (siêu thị, đại lý mua hàng hoá và dịch vụ để bán lại nhằm

thu lợi nhuận). Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe bản thân, gia tăng nhận thức về các sản phẩm dinh dưỡng. Do đó đã dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa chua, sữa nước cao cấp (organic, sữa A2) và các loại sữa thay thế từ thực vật (sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa hạnh nhân,…) đang tăng, đồng thời sản phẩm sữa nguyên chất có phần giảm. Khả năng chuyển đổi mua hàng của khách hàng: các dòng sản phẩm của Vinamilk và các đối thủ khác hiện nay rất đa dạng bao gồm sữa chua, sữa bột, sữa nước, sữa đặc,… Khách hàng có rất nhiều lựa chọn về dòng sản phẩm như TH True Milk, Ba Vì, Dutch Lady,… để so sánh các nhà cung cấp với nhau. Với uy tín lâu dài, sữa Vinamilk đã có được sự tin cậy của người tiêu dùng không chỉ là về giá cả mà cả về chất lượng sản phẩm với xu hướng phát triển của con người hiện nay. Khách hàng mua sữa Vinamilk thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Họ chọn sản phẩm Vinamilk vì nó chất lượng cao, giá thành phù hợp và là công ty sữa hàng đầu Việt Nam. Với một kênh phân phối rộng khắp Việt Nam, mặt hàng sữa Vinamilk có mặt tại khắp các siêu thị, quầy tạp hoá. Để tăng được lượng hàng tiêu thụ doanh nghiệp phải có chính sách khuyến mại, giảm giá ,hay tặng quà để kích thích tiêu dùng và gây được ấn tượng đối với khách hàng. Đồng thời cũng cần phải thông báo được các công dụng ,lợi ích của sản phẩm đến người tiêu dùng bởi vì người tiêu dùng chỉ lựa chọn sản phẩm khi họ biệt được đầy đủ các giá trị mà họ sẽ nhận được khi mua và sử dụng.  Yếu tố kinh tế: Giá cả sữa tại thị trường Việt Nam được cho là đắt hơn khá nhiều so với các nước trên thế giới trong khi nhu cầu sữa ngày càng tăng do đời sống được nâng cao, nhu cầu đảm bảo sự phát triển cân đối của trẻ ngày càng được chú trọng (nhất là vấn đề trí thông minh và chiều cao của trẻ). Giá cả tăng cao, quản lý chưa được đồng bộ khiến cho sữa giả, sữa không đảm bảo chất lượng ngày càng làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp. Lạm phát ngày càng tăng cao kéo theo rất nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng giá. Nhu cầu sữa cao nhưng trước quyết định tiêu dùng sản phẩm nhiều người vẫn phải nhấc lên đặt xuống. Mô hình chung thúc đẩy khách hàng tìm hiểu thêm nhiều thông tin về sản phẩm hơn để có thể chọn được sản phẩm chất lượng với giá cả vừa túi.

không ngại thay đổi. Bà Mai Kiều Liên đã đưa Vinamilk trở thành một trường hợp thành công điển hình nhất của khối doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Chia sẻ về định hướng cho Vinamilk trong thời gian tới, bà Liên cho biết: “Mối quan tâm lớn nhất hiện nay của tôi chính là duy trì sự phát triển của Công ty và đưa Vinamilk vươn tầm thế giới. Để thực hiện mục tiêu này, Vinamilk đã và đang xây dựng, đào tạo thế hệ kế thừa đủ tâm và đủ tầm cho sự tiếp nối để đưa Vinamilk bứt phá hơn nữa.” Ngay tại thời điểm này, khi mà Vinamilk đã có được vị thế lớn, nữ lãnh đạo này vẫn đặt ra yêu cầu "tiếp tục đổi mới và thay đổi” để Vinamilk phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn. "Sáng tạo là yếu tố sống còn" - câu nói này của bà vẫn luôn là một trong những "DNA" về văn hóa của doanh nghiệp sữa lớn nhất nước. Trong thông điệp gửi đến cán bộ công nhân viên vào đầu năm 2022, "vị thuyền trưởng" đề cao yếu tố con người và sự kết nối bền vững của đội ngũ để tạo ra sự thành công: "Chặng đường trước mắt sẽ còn rất nhiều thách thức, có bắt kịp đà phục hồi và tạo ra sự bứt phá được hay không là do chính chúng ta quyết định - bằng chính tư duy, hành động, sự quyết tâm và đoàn kết, và cũng không quên một yếu tố quan trọng nhất chính là sức khỏe và sự an toàn của mỗi người". "Vinamilk có nhiều cái làm tốt được hơn nữa, sẽ nhiều thứ phải làm lại, ba cái gạch đầu dòng lớn nhất là: Đổi mới sản phẩm - Đổi mới tư duy - Đổi mới quy trình. Những cái gì tốt thì mình giữ, những cái gì chưa tốt phải thay đổi” , bà Liên cho biết. Và để đạt những điều trên, Vinamilk luôn xác định được hành vi lãnh đạo của mình như sau:  Làm việc theo kế hoạch cụ thể, báo cáo rõ ràng và KPIs đầy đủ.  Lãnh đạo cần phải khuyến khích, động viên và quan tâm nhân viên đúng lúc.  Quan sát và đào tạo những nhân viên có năng lực tốt.  Tạo một môi trường làm việc tốt, thoải mái đồng thời phải gắn kết nhân viên của các phòng ban lại với nhau.

 Không ngừng thay đổi và đưa ra những sáng kiến hay các ý tưởng sáng tạo độc đáo.  Có cách cư xử văn hoá, chính chắn trong mọi công việc và tình huống.  Lãnh đạo vừa là người cầm lái vừa là người phục vụ. 2.3.Ả nh hưởng c ủa nhu cầu đến lãnh đạo trong Vinamilk Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người có năm cấp độ nhu cầu khác nhau, từ cơ bản đến cao cấp, là sinh lý, an toàn, quan hệ xã hội, tôn trọng và thể hiện bản thân. 2.3.1. Nhu cầu sinh lý : Đây là nhu cầu thiết yếu nhất cho sự sống của con người, bao gồm ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, sức khỏe… Vinamilk luôn coi trọng người lao động, coi họ là tài sản quý giá của công ty. Chính vì vậy, công ty đã xây dựng và triển khai chính sách đãi ngộ toàn diện, mang đến cho nhân viên những quyền lợi và phúc lợi tốt nhất. Công ty đã đáp ứng được mức lương phù hợp, xứng đáng với vị trí của nhân viên. Trong đó, mức lương này đã đảm bảo được một cuộc sống cơ bản cho nhân viên để chi trả cho cuộc sống (tiền nhà, ăn uống, sinh hoạt, đi lại..) và các nhu cầu thiết yếu của mình. Ngoài việc chi trả cho nhân viên mức lương cơ bản, những khoản tiền thưởng cho nhân viên khi hoàn thành tốt công việc và trách nhiệm cũng được Vinamilk cân nhắc, điều đó thể hiện sự khích lệ, động viên của công ty với nhân viên của mình. Ngoài ra, Vinamilk còn chú trọng đến đời sống tinh thần của nhân viên. Công ty đã xây dựng nhiều tiện ích giải trí như hồ bơi, phòng tập yoga, sân bóng, khu vui chơi giải trí,… nhằm mang đến cho nhân viên những giây phút nghỉ xả hơi sau một ngày làm việc căng thẳng. Các bữa tiệc sinh nhật của nhân viên cũng được tổ chức định kỳ hàng tháng, tạo không khí vui vẻ và gắn kết. Điều ăn điểm ở đây là công ty không chỉ quan tâm tới nhân viên của mình mà họ còn để ý đến gia đình của nhân viên.Cụ thể như: “Khám phá Resort của 8.000 cô bò sữa hạnh phúc” là hoạt động đặc biệt mà Vinamilk tổ chức cho các bé là con của nhân viên Công ty nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi và để khởi động một kỳ nghỉ hè 2019 vui, khỏe, bổ ích.Trước đó là năm 2018 công ty cũng tổ chức hoạt động tương tự: "Cùng con khám phá Siêu nhà máy sữa của Vinamilk” là hoạt động đặc biệt Vinamilk tổ chức cho các bé nhân

 Xây dựng hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy tại tất cả các trụ sở, địa điểm hoạt động và đảm bảo 100% người lao động được huấn luyện về phòng cháy chữa cháy mỗi năm một lần. Như trong đại dịch Covid-19. Vinamilk đã triển khai kế hoạch "Chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân viên mùa dịch Covid-19" với các hoạt động thiết thực: đo thân nhiệt cho nhân viên hằng ngày, phát khẩu trang cho nhân viên, cung cấp nước rửa tay sát khuẩn và các sản phẩm dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không chỉ trong mùa dịch mà xuyên suốt trong quá trình hoạt động, các chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người lao động đều luôn được Vinamilk quan tâm, thực hiện nghiêm túc và liên tục được cải thiện qua mỗi năm. Hằng năm, cán bộ công nhân viên đều phải khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Đối với nam 1 năm/lần, nữ 1 năm/2 lần. Tất cả nhân viên các cấp đều được công ty hỗ trợ các chương trình bảo hiểm sức khỏe toàn diện. 2.3.3. Nhu cầu quan hệ xã hội: Là nhu cầu thứ ba quan trọng của con người, liên quan đến sự giao tiếp, gắn kết và thuộc về với một nhóm hay cộng đồng. Nếu nhu cầu này không được đáp ứng, con người sẽ gặp các vấn đề về sự cô đơn, xa lánh, thiếu tự tin và thiếu hạnh phúc. Nội bộ trong công ty Vinamilk vô cùng hoà thuận, các nhân viên vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Cấp trên luôn ôn hoà và thông cảm cho cấp dưới. Thông qua các hoạt động mà công ty tổ chức mọi người được hiểu hơn về nhau và tạo nên sợi dây gắn kết giữa họ. Như vậy, làm việc trong môi trường thân thiện,thoải mái sẽ đạt được hiệu quả cao trong công việc và tăng chất lượng lao động. Mấu chốt của vấn đề thành công trong việc phát triển nhu cầu xã hội chính là sự tương tác như:  Cho nhân viên cơ hội bày tỏ những suy nghĩ từ các buổi review trong các quý.  Tạo môi trường tương tác hiệu quả thông qua các dịp lễ. Ví dụ: ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 , sinh nhật nhân viên,...  Vinamilk khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các hoạt động tập thể, giao lưu và học hỏi từ nhau. Như hoạt động VINAMILK MD3 – TEAMBUILDING 2.3.4. Nhu cầu tôn trọng: Là nhu cầu thứ tư quan trọng của con người, liên quan đến sự công nhận, khen thưởng và tôn vinh cho những thành tích và đóng góp của con người.

Nếu nhu cầu này không được đáp ứng, con người sẽ gặp các vấn đề về sự tự ti, mất lòng tự trọng và thiếu khát khao. Đối với nhu cầu được tôn trọng, Vinamilk cần để nhân viên thấy rằng địa vị xã hội, giá trị lao động, đãi ngộ vật chất và tinh thần của họ được công nhận và đáp ứng. Một nhân viên nhận được sự tôn trọng từ cấp trên và đồng nghiệp sẽ tạo động lực để làm việc hăng hái hơn, cảm nhận muốn gắn bó lâu dài cùng tập thể công ty. Công ty luôn đối xử tốt với các nhân viên của mình và khuyến khích tất cả mọi người trong Vinamilk đối xử với nhau trên nguyên tắc: Đối xử tôn trọng, bình đẳng,không phân biệt giới tính, vùng miền, tôn giáo. Tại Vinamilk nhân viên luôn được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ. Mỗi nhân viên đều cảm nhận được mình là một mắt xích quan trọng trong một tập thể đoàn kết và vững mạnh. Mọi nỗ lực và thành quả của các thành viên đều được ghi nhận xứng đáng và đó cũng chính là động lực rất lớn giúp họ tìm thấy sự hứng khởi và sẵn sàng đón nhận những thách thức mới trong công việc. Và để phát triển đáp ứng nhu cầu này hơn , nhà quản trị Vinamilk đã:  Quan tâm đến việc xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên phụ ứng với khả năng của họ.  Tạo cơ hội để nhân viên khẳng định, cạnh tranh công bằng để chứng minh giá trị của bản thân.  Thiết lập chính sách đánh giá, nhận xét nhân viên theo khung tiêu chí: chuyên môn, kỹ năng, thái độ,...  Hoàn thiện các chính sách tuyên dương khen ngợi cho những nhân viên có thành tích nổi bật. 2.3.5. Nhu cầu thể hiện bản thân: Là nhu cầu cao nhất của con người, là sự phát huy tối đa tiềm năng và khả năng của bản thân, là sự sáng tạo và đổi mới. Đây là nhu cầu quan trọng để nhân viên có thể tự tin, tự hào và hài lòng với công việc, cũng như có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty. Đối với những nhân viên có đóng góp xuất sắc trong công việc, Vinamilk sẵn sàng trao cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn.Đây là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển nhân sự trong công ty, nó đồng nghĩa với việc trao cho nhân viên đó quyền hạn, tiếng nói và đóng góp vào sự phát triển của cả công ty. Vinamilk đã cung cấp các chương trình đào tạo khác nhau nhằm trang bị cho nhân