Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

bai tap tinh huong quan tri hoc, Exercises of Managerial Economics

bai tap tinh huong quan tri hoc

Typology: Exercises

2023/2024

Uploaded on 02/26/2024

bao-ngan-13
bao-ngan-13 🇻🇳

2 documents

1 / 4

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Tình huống về môi trường quản trị: Mỳ cay, trà sữa, trà chanh
1. Tác nhân:
+ Yếu tố xu hướng thị trường
2. Phân tích tình huống:
- Thực trạng chung:
+ Vào cuối những năm 2016, tại Hà Nội, trào lưu mỳ cay 7 cấp độ phát triển rầm rộ,
thu hút sự quan tâm của nhiều người. Để đáp ứng nhu cầu của thực khách, các quán
mỳ cay mọc lên như nấm và quán nào, quán nấy đều đông ngộp thở. Vào những giờ
cao điểm, khách hàng thậm chí còn phải xếp hàng dài chờ đợi. Lý giải về cơn sốt mỳ
cay, nhiều người cho rằng đây là một món ăn mới, mang phong cách ẩm thực Haluy
vốn rất được lòng giới trẻ Việt Nam. Vì vậy, ngay từ khi mới du nhập, nó đã nhận
được sự quan tâm của nhiều người. Cùng với đó là chiến dịch quảng cáo rầm rộ của
các hãng mỳ cay, sức hấp dẫn của việc thách đố các cấp độ cay khác nhau... tất cả đã
khiến thực khách phải tò mò, muốn ăn thử một lần cho biết.
+ Tạo thành cơn sốt rầm rộ từ Nam ra Bắc nhưng mỳ cay 7 cấp độ cũng chịu chung số
phận như nhiều trào lưu khác - nhanh phát mà cũng nhanh tàn. Theo nhận định của
nhiều người làm quản lý các quán mỳ cay, đây là một trong số ít trào lưu có sức ảnh
hưởng lớn nhưng thời gian tồn tại lại quá ngắn ngủi. Sự suy giảm khách hàng đột ngột
khiến nhiều người trở tay không kịp. Nếu như trước kia quán đông hàng nghìn lượt
khách thì bây giờ chỉ giảm còn 70-80 lượt, thậm chí những ngày nắng nóng vừa qua,
số lượng chỉ đạt 40-50 người. Lượt khách giảm khiến doanh thu giảm trong khi tiền
thuê mặt bằng, thuê nhân viên, tiền sinh hoạt, tiền nguyên liệu thì vẫn phải chi như cũ
khiến các cửa hàng dẫn đến bắt đầu thua lỗ, thậm chí không thể duy trì được lâu nếu
như tình trạng ế ẩm hiện tại vẫn kéo dài. Không lâu sau đó, trào lưu này đã lắng
xuống khiến nhiều chủ tiệm kinh doanh phải đóng cửa vì thua lỗ, không có vốn để
duy trì.
3. Bình luận (nhận xét):
- Lợi ích: Việc nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đã giúp nhiều nhà kinh
doanh thu về lợi nhuận cao từ việc kinh doanh mỳ cay. Việc tận dụng cơ hội vào thời
điểm khi trào lưu lan rộng đã mang lại nguồn lợi lớn cho nhiều cửa hàng không chỉ xây
dựng được thương hiệu mà còn mở rộng được nhiều mặt bằng kinh doanh phục vụ khách
đem lại nhiều nguồn lợi nhuận. Cùng với việc Marketing, quảng cáo, tiếp thị rầm rô của
pf3
pf4

Partial preview of the text

Download bai tap tinh huong quan tri hoc and more Exercises Managerial Economics in PDF only on Docsity!

Tình huống về môi trường quản trị: Mỳ cay, trà sữa, trà chanh

  1. Tác nhân:
  • Yếu tố xu hướng thị trường
  1. Phân tích tình huống:
  • Thực trạng chung:
  • Vào cuối những năm 2016, tại Hà Nội, trào lưu mỳ cay 7 cấp độ phát triển rầm rộ, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Để đáp ứng nhu cầu của thực khách, các quán mỳ cay mọc lên như nấm và quán nào, quán nấy đều đông ngộp thở. Vào những giờ cao điểm, khách hàng thậm chí còn phải xếp hàng dài chờ đợi. Lý giải về cơn sốt mỳ cay, nhiều người cho rằng đây là một món ăn mới, mang phong cách ẩm thực Haluy vốn rất được lòng giới trẻ Việt Nam. Vì vậy, ngay từ khi mới du nhập, nó đã nhận được sự quan tâm của nhiều người. Cùng với đó là chiến dịch quảng cáo rầm rộ của các hãng mỳ cay, sức hấp dẫn của việc thách đố các cấp độ cay khác nhau... tất cả đã khiến thực khách phải tò mò, muốn ăn thử một lần cho biết.
  • Tạo thành cơn sốt rầm rộ từ Nam ra Bắc nhưng mỳ cay 7 cấp độ cũng chịu chung số phận như nhiều trào lưu khác - nhanh phát mà cũng nhanh tàn. Theo nhận định của nhiều người làm quản lý các quán mỳ cay, đây là một trong số ít trào lưu có sức ảnh hưởng lớn nhưng thời gian tồn tại lại quá ngắn ngủi. Sự suy giảm khách hàng đột ngột khiến nhiều người trở tay không kịp. Nếu như trước kia quán đông hàng nghìn lượt khách thì bây giờ chỉ giảm còn 70-80 lượt, thậm chí những ngày nắng nóng vừa qua, số lượng chỉ đạt 40-50 người. Lượt khách giảm khiến doanh thu giảm trong khi tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên, tiền sinh hoạt, tiền nguyên liệu thì vẫn phải chi như cũ khiến các cửa hàng dẫn đến bắt đầu thua lỗ, thậm chí không thể duy trì được lâu nếu như tình trạng ế ẩm hiện tại vẫn kéo dài. Không lâu sau đó, trào lưu này đã lắng xuống khiến nhiều chủ tiệm kinh doanh phải đóng cửa vì thua lỗ, không có vốn để duy trì.
  1. Bình luận (nhận xét):
  • Lợi ích: Việc nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đã giúp nhiều nhà kinh doanh thu về lợi nhuận cao từ việc kinh doanh mỳ cay. Việc tận dụng cơ hội vào thời điểm khi trào lưu lan rộng đã mang lại nguồn lợi lớn cho nhiều cửa hàng không chỉ xây dựng được thương hiệu mà còn mở rộng được nhiều mặt bằng kinh doanh phục vụ khách đem lại nhiều nguồn lợi nhuận. Cùng với việc Marketing, quảng cáo, tiếp thị rầm rô của

các hãng mỳ cay, sức hấp dẫn của việc thách đố các cấp độ cay khác nhau... đã khiến thực khách phải cảm thấy tò mò, muốn thủ một lần cho biết. Anh Nghĩa (quản lý quán mỳ cay trên đường Trần Đại Nghĩa) cũng cho biết, trước kia, quán của anh phải thuê tới 50 nhân viên làm việc liên tục. "Doanh thu từ mỳ cay rất tốt. Mình thuê căn nhà này giá 50 triệu đồng/tháng, chạy quảng cáo 500.000 đồng một ngày chưa kể tiền thuê nhân viên, nguyên vật liệu, tiền điện, nước... mà vẫn còn có lãi cao", anh Nghĩa chia sẻ. Anh còn chia sẻ thêm "Các bạn trẻ Việt Nam thường có tính hiếu kỳ nên thấy thứ gì mới mẻ là họ muốn trải nghiệm. Thậm chí thông tin về mặt trái của mỳ cay như gây hại cho sức khỏe hay khiến nhiều người phải nhập viện càng làm cơn sốt tăng cao, khiến dân tình tò mò muốn tìm hiểu xem món ăn này tại sao lại gây ra những hệ lụy như vậy".

  • Khó khăn: Các trào lưu ăn uống trên mạng xã hội thường có xu hướng nhanh phát mà cũng nhanh tàn, bởi mỳ cay có nhiều hương vị khác nhau, mỗi người một khẩu vị mà khẩu vị liên quan đến ăn uống có thể dễ bị thay đổi liên tục. Nếu như việc duy trì mãi một hương vị cũng sẽ làm cho khách hàng cảm thấy nhanh chán bởi nếu cứ dùng đi dùng lại một món ăn sẽ khiến khách hàng cảm thấy quá quen thuộc, không còn sự hấp dẫn, mong đợi vào món ăn đó nữa. Còn nếu cứ đầu tư tiền bạc và nguồn lực vào việc chạy đua theo xu thế thị trường thì không biết bao nhiêu là đủ và vừa để làm hài lòng khách hàng. Công thức chung của các trào lưu này là nhanh chóng gây sốt và bán chạy trong một thời gian ngắn rồi nhanh chóng đối diện với sự sụt giảm. Không nằm ngoài quy luật, đa số trào lưu kinh doanh ăn uống đều nhanh chóng đạt đỉnh cao rồi bão hòa, suy thoái, nhường chỗ cho những xu hướng mới. Nguyên nhân là khách hàng chủ yếu tìm đến vì sự tò mò mà không xuất phát từ nhu cầu lâu dài, quán ăn khó có khách hàng trung thành.
  • Thách thức: mỗi loại hình kinh doanh đều tiềm ẩn những rủi ro, đối với ăn uống đó là việc cung ứng được đa dạng các loại món ăn, hương vị để giữ chân khách hàng, đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Hơn nữa, việc cạnh tranh với các nhà hàng có quy mô lớn hơn mình gấp nhiều lần, đã quá thành công với nhiều mô hình kinh doanh độc đáo tạo được thương hiệu riêng sẽ là một bất lợi lớn nhất cho các chủ kinh doanh mỳ cay. Hơn nữa, khẩu vị của khách hàng lại thường thay đổi thường xuyên chứ không cố định nên khó xác định được chính xác nhu cầu dài hạn của khách hàng là gì. Những bài học từ việc kinh doanh theo trào lưu đã rõ, đa số cửa hàng khi mới ra đời nổi đình nổi đám, sau một khoảng thời gian thì lâm vào cảnh đóng cửa để chuyển hướng kinh doanh. Đó là minh chứng rõ nhất cho thấy rủi ro luôn tiềm ẩn từ việc kinh doanh theo trào lưu.
  • Giúp nhà kinh doanh mỳ cay đứng vững trong thị trường cạnh tranh bằng cách hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh.
  • Có thêm những ý tưởng kinh doanh sáng tạo để áp dụng vào chiến lược kinh doanh lâu dài.
  • Có được những bài học và kinh nghiệm thực tiễn từ những người thực hiện mô hình kinh doanh trước đó.