






Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
bai tap tinh huong quan tri hoc
Typology: Assignments
1 / 12
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
1. Thực trạng chung vê môi trường kinh doanh thực phẩm mỳ cay tại Việt Nam: 1.1 Các quán ăn “Mỳ cay” đã từng là cơn sốt “thời thượng”: Mỳ cay là một món ăn được yêu thích tại Hàn Quốc, du nhập vào Việt Nam và trở thành một hiện tượng ẩm thực vào khoảng năm 2016. “Mỳ cay Hàn Quốc” phủ sóng từ Nam ra Bắc với các chuỗi chuyển nhượng thương hiệu như mỳ cay Seoul, Gochu, Sasin, Nami, Hana... Giai đoạn ấy, “Mỳ cay Hàn Quốc” có gì mà kích thích cơn hiếu kì của người dân Việt Nam như vậy? Bản thân tên của món ăn này cũng đã gợi lên sự tò mò cho những người chưa bao giờ được thử. “Cay” trở thành yếu tố hấp dẫn nhất trong câu chuyện. Ban đầu là tò mò về cấp độ cay (được quy định thường là 7 cấp độ), sau đó là trải nghiệm và thử thách độ ăn cay của bản thân và bạn bè để thử thác mức độ ăn cay của mình. Bên cạnh đó, giá cả một bát mỳ cay rất phù hợp với túi tiền của người dân Việt khoảng 30.000 - 45.000đ/tô. Chính vì vậy, có thể dễ dàng “order” một bát mỳ cay Hàn Quốc để thưởng thức 1.2 Cơ hội cho người kinh doanh: “Cơn sốt” mỳ cay chính là cơ hội cho bất cứ ai muốn kinh doanh lúc bấy giờ khi họ chỉ cần học công thức làm ra một bát mỳ cay đúng vị, thuê mặt bằng, trang trí quán ăn bắt mắt, thậm chí thật giống phong cách Xứ Hàn thì sẽ có khách hàng tới mua. Theo báo điện tử VietNam.net “ Mỳ cay đổ bộ ra Hà Nội và “làm mưa, làm gió” trong một mùa đông không lạnh (năm 2016). Trên các phố trung tâm, các
quán mỳ lúc nào cũng đông nghìn nghịt”, điều đó chứng minh rằng, kinh doanh mỳ cay lúc bấy giờ hoàn toàn sinh lời. Doanh thu từ mỳ cay đem lại rất lớn, vì thế có những nhà kinh doanh chỉ trong vòng 1 tháng đã mở tới 2,3. Từ đó đã có những ảnh hưởng rất lớn đến thị trường kinh doanh ăn uống tại Việt Nam như mở ra các chiến lược quảng cáo, lấn sâu hơn nữa là sự hợp tác với các nhà hàng, công ty, mở rộng thương hiệu,... 1.3. Hiện tượng “sớn nở, tối tàn” của các cửa hàng kinh doanh mỳ cay Hàn Quốc tại Việt Nam: Kinh doanh theo trào lưu, nhiều người bỏ tiền tỷ mở quán mỳ cay 7 cấp độ rồi vội vàng đóng cửa chỉ sau vài tháng vì thua lỗ. Trong khi nhiều người không thể trụ nổi với món ăn từng gây bão 1 thời, không ít người lại tin rằng mỳ cay sẽ có chỗ đứng. Chỉ chưa đầy 1 năm sau sự bùng nổ ấy, các cửa hàng đồng loạt phản ánh rằng khách hàng của họ giảm đi nhanh chóng, có những cửa hàng đóng cửa vội vì không kịp hòa vốn. Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc của sự thay đổi trong môi trường kinh doanh trên thị trường Việt Nam.
2. Cơ sở lý thuyết: 2.1 Sự ảnh hưởng bởi môi trường chung: Yếu tố văn hóa xã hội: Hoạt động Marketing dưới hình thức này hay hình thức khác đều trong phạm vi xã hội và từng xã hội lại có một nền văn hóa hướng dẫn cuộc sống hàng ngày của nó. Văn hóa là tất cả mọi thứ gắn liền với xu thế hành vi cơ bản của con người từ lúc được sinh ra, lớn lên... Những yếu tố của môi trường văn hóa phân tích ở đây chỉ tập trung vào hệ thống giá trị, quan niệm, truyền thống và xu hướng, đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và đặc điểm của thị trường tiêu thụ. Khi phân tích môi trường văn hóa cho phép các
hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp. Phân tích môi trường cạnh tranh là hết sức quan trọng, coi thường đối thủ, coi thường các điều kiện, yếu tố trong môi trường cạnh tranh dẫn đến thất bại là điều không thể tranh khỏi.
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi môi trường kinh doanh Mỳ Cay tại Việt Nam: 3.1 Phân tích sự ảnh hưởng do yếu tố văn hóa – xã hội: Thứ nhất, số lượng các món ăn đường phố, truyền thống, đặc sản của Việt Nam quá đa dạng và quá ngon. Theo Nielsen, Việt Nam là quốc gia có số món đồ ăn nhanh/đồ ăn đường phố vào loại cao nhất châu Á với khoảng trên 80 món, dĩ nhiên, đây vẫn là một con số được kê chưa đầy đủ (BBT, 2020). Tại mỗi tỉnh thành phố, thậm chí là các xã, huyện đều có những món đồ ăn đặc trưng địa phương với cách chế biến riêng biệt, phức tạp. Người Việt chỉ cần thay đổi một chút về nguyên liệu, ví dụ như rau thơm ăn kèm thôi, cũng khiến một món ăn có một vị khác hẳn. Thứ hai, đồ ăn Việt dễ mua, dễ kiếm hơn, sự tiện dụng này được "lãnh đạo" bởi bánh mì, xôi, bánh rán, bánh giò, phở... Những hàng đồ ăn Việt phục vụ nhanh chóng hơn nhiều, không cần phải chờ đợi quá lâu mà vẫn nóng hổi, tươi mới, thậm chí một số người nước ngoài còn một thuật ngữ riêng cho các cửa hàng Việt Nam phục vụ quá nhanh là "flash food". 3.2 Phân tích sự ảnh hưởng do yếu tố Khách hàng: Yếu tố “khách hàng” có sự tác động mạnh mẽ tới sự thay đổi môi trường kinh doanh: Với đối tượng sử dụng là đa số là các bạn trẻ, thường các bạn trẻ có xu hướng muốn trải nghiệm những “thức quà” mới lạ nên khi xuất hiện 1 món ăn lạ tai tâm lí thông thường se muốn chạy đua đi thử. Cũng chính vì vậy mà các nhà hàng mì cay
mọc lên như nấm để kiếm lợi nhuận từ món ăn này. Với nhu cầu của khách hàng đông đảo lúc ấy thì đòi hỏi các nhà cung cấp sản xuất ra sản phẩm để buộn bán để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng Tuy nhiên bản thân người Việt “khó tính” trong ăn uống. Bởi lẽ người Việt có những quan điểm khá khó tính về món ăn. Mặc dù người Việt hay nói vui là "ăn gì cũng được", nhưng trong tiêu chí "ăn gì cũng được" ấy phải bao gồm: giá rẻ, đồ ăn ngon, thuận tiện, phục vụ tốt, đầy đủ dinh dưỡng... chứ không phải là hời hợt cho qua. "Ngon bổ rẻ" - Tiêu chí mà gần như mọi người Việt đều đặt làm hàng đầu. Mỳ cay Hàn Quốc vốn dĩ là một món ăn “nhập quốc”, vì vậy so với quan niệm và thói quen của người dân, đồ ăn Việt “dễ ăn” hơn đồ ngoại. Do đó các cửa hàng kinh doanh gặp phải cản trở bởi một đối thủ lớn đó là “Đồ ăn Việt”. Bát mỳ cay Hàn Quóc vốn lấy vị cay là chủ đạo vì thế các hương vị khác gần như bị át đi, do đó để tạo thành một món ăn thường xuyên và lôi cuốn là không dễ. Hơn nữa không phải ai cũng thích ăn cay, mà nếu thích ăn cay phải những món ăn vặt truyền thống hấp dẫn cũng có vô khối. 3.3 Phân tích yếu tố Cạnh tranh: Yếu tố đối thủ cạnh tranh: nhiều doanh nghiệp mọc lên để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì đương nhiên sẽ không tránh khỏi việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Cạnh tranh về thương hiệu: mì cay với xuất xứ ở hàn quốc nên lẽ dĩ nhiên mọi người đặc biệt là những người sành ăn sẽ tìm kiếm những quán mang đúng “chất” hàn quốc để thưởng thức đúng vị của món mì này. Do vậy, những nơi bán mà mang thương hiệu đúngchuẩn mì cay Hàn Quốc sẽ được mọi người tin tưởng lựa chọn để đến ăn.
Hiện tại thì mì cay đang trên đà suy giảm bởi thị hiếu người dùng họ đã trải nghiệm qua rồi nên nó dần trở nên “cũ”. Nên muốn nó có thể thu hút như trước cần có những đổi mới để mang đến sự mới mẻ trở lại cho người tiêu dùng:
1. Thực trạng chung vê môi trường kinh doanh đồ uống trà chanh: 1.1 Trà chanh nổi lên như một hiện tượng: Số lượng các quán trà chanh tăng nhanh: Theo ước tính, hiện nay có khoảng 100.000 quán trà chanh đang hoạt động tại Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. Số lượng các quán trà tăng cao chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ trà chanh của người dân ngày càng tăng cao, đặc biệt là giới trẻ. Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh trà chanh có chi phí đầu tư thấp, dễ quản lý, thu hồi vốn nhanh, nên thu hút nhiều người tham gia. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các quán: Sự phát triển nhanh chóng của số lượng quán trà chanh đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các quán về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ,... Xu hướng phát triển của mô hình kinh doanh càng ngày chuyên nghiệp: Các quán trà chanh không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, tạo dựng hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng, kết hợp mô hình kinh doanh khác như đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh,… để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 1.2 Sự “lụi tàn”dần của các cửa hàng trà chanh: Nhưng trong những năm gần đây, trà chanh không còn là một cơn sốt như trước, số lượng cửa hàng cũng đã bắt đầu giảm dần. Tuy nhiên, trong 1 thời gian ngắn sau những quán kinh doanh thực phẩm đó dần bị suy tàn. Dần dần những món ăn đó mọi người đều đã trải nghiệm rồi thì sức nóng của những món ăn đó không còn đc bùng nổ như ban đầu. Những món ăn đó trở nên đại trà và lụi dần vì sẽ có những món ăn mới lạ khác xuất hiện thế chỗ. Những quán ăn đó dần dần
3. Phân tích: Giới trẻ VN có thói quen thường tụ tập rủ nhau nói chuyện tại các quán nước, vừa thưởng thức đồ uống vừa tán gẫu, trò chuyện cùng nhau. Do vậy, trà chanh là một thức uống đơn giản và thanh mát, giá thành thấp cho nên đã đáp ứng được nhu cầu về tâm lí và tài chính. Một điểm nữa khiến cho trà chanh trở nên phổ biến chính là công thức đơn giản, không cầu kì và phức tạp nên dễ sinh lời cho các cửa hàng bán đồ uống. Sự phổ biến trà chanh đã dần giảm đi nguyên nhân chủ yếu đến từ thay đổi về nhu cầu của giới trẻ. Giới trẻ yêu thích sự mới lạ đồng nghĩa nhu cầu càng ngày càng đa dạng cho nên trà chanh dần không còn là thức uống ưa thích. Thêm vào đó, sự xuất hiện của những ông lớn ngành đồ uống như TocoToco, Mixue, Dingtea,… với những loại đồ uống mới mẻ đánh thẳng vào nhu cầu của giới trẻ VN và chiến lược quảng bá rộng rãi đã khiến trà chanh ngày càng lép vế. 4. Giải pháp: - Từ những nguyên nhân trên, những cơ sở kinh doanh cần có những phương án cải thiện như sau: + Đổi mới phong cách bài trí của quán để thu hút khách ghé vào quán. Yếu tố thẫm mĩ là một trong những “thủ thuật” ăn khách, khi họ không chỉ uống một ly trà mà họ có thể thư giản, check-in chụp ảnh + Xây dựng được chiến lược quảng bá đúng đắn: Các cửa hàng trà chanh cần có những chiêu thị cũng như có kĩ năng tiếp thị để giữ chân khách hàng như: -> Cải thiện độ tin cậy: Chất lượng đồ uống phải đảm bảo, luôn tìm và đổi mới công thức trà chanh cũ, có thể tham khảo các công thức trên mạng
từ đó cải tạo lại công thức trà chanh đơn thuần thành một loại trà chanh mới ( VD: trà chanh giã tay…). -> Điều chỉnh giá cả phù hợp với giá cả chung trên thị trường: Tâm lí khách hàng thường cho rằng “nơi nào rẻ thì đến” bởi giải khát bằng nước uống không giống như đến ăn một bữa thịnh soạn tại nhà hàng, vì vậy các cửa hàng kinh doanh cần phải điều chỉnh mức giá chung không quá cao để khách hàng yên tâm. -> Chất lượng phục vụ: Kĩ năng phục vụ tốt cũng đem đến ấn tượng với khách hàng. -> Không ngừng đẩy mạnh thương hiệu: Để duy trì cũng như cạnh tranh, người kinh doanh cần tạo ra sự khác biệt, trong đó chính là sự nâng cao thương hiệu đồ uống của mình. Người kinh doanh có thể đặt các mục tiêu như: Quảng bá bằng cách thuê KOL, KOC, những Tiktoker nổi tiếng để quảng bá sản phẩm. -> Nắm bắt thời cơ kinh doanh, học hỏi khả năng quản lí: Kinh doanh đồ uống cũng cần có một chiến lược rõ ràng, cần gọi nguồn vốn, nâng cao cơ sở vật chất, bắt thời cơ “vàng” để mở rộng kinh doanh, hợp tác để nang cao lợi thế kinh doanh... -> Tận dụng tiện ích và hành vi mua sắm qua các sàn thương mại điện tử như Shopee Food, Lazada,... mở các chương trình Sale, ưu đãi tặng kèm, tiếp thị sản phẩm... không chỉ tiện lời cho người mua bởi chỉ thao tác bấm giao hàng liền có sản phẩm, mà người bán có thể tăng thêm doanh thu qua bán hàng online.