Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Bài tập tình huống môn Kinh doanh quốc tế - K47, Assignments of International Business

Đây là 2/10 CASE môn Kinh doanh quốc tế của cô Dương Ngọc Hồng Bài tập này đạt 9.5/10 điểm, dành cho các bạn tham khảo.

Typology: Assignments

2021/2022
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 09/30/2022

anh-dang-van
anh-dang-van 🇻🇳

5

(2)

1 document

1 / 4

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
CASE STUDY INTERNATIONAL BUSINESS
CASE 2:
1. Tóm tắt
Năm 1999, một số người chủ trang trại cừu Pháp (dẫn đầu Bove) đã đập
phá một nhà hàng ăn của Mỹ kinh doanh tại Pháp gây ra thiệt hại lớn cho nhà
hàng. Đây là một trong số các vụ chống lại chính sách thương mại của Mỹ. Lý do
bắt nguồn từ việc CP Mỹ kiện EU lên WTO về việc EU cấm nhập khẩu thịt bò có
hormone tăng trưởng nhưng EU không chấp hành phán quyết. Để trả đũa, Mỹ
áp dụng thuế rất cao đối với một số mặt hàng nhập từ EU, trong đó có phô mát
làm từ sữa cừu mà chủ trang trại đó sản xuất. Mặc dù bị bắt và bồi thường thiệt
hại, song phong trào chống toàn cầu hoá ở Pháp đã nổi lên, phản đối chính sách
thương mại của Mỹ. Phiên toà xét xử Bove nhận được sự ủng hộ của hơn
40000 người đến toà án cắm trại khẩu hiệu “thế giới không phải thứ để
mua bán”.
Cũng năm 1999, Robert Mondavi – nhà sản xuất rượu vang Pháp kế hoạch
đầu 7 triệu USD vào dự án sản xuất rượu chất lượng cao để bán sang thị
trường Châu Âu và Mỹ nhưng dự án đã bị gỡ bỏ vì phong trào chống toàn cầu
hoá cáo buộc dự án làm huỷ hoại sinh thái trong vùng.
Mặc phong trào chống toàn cầu hoá Pháp rất mạnh nhưng FDI tại Pháp
vẫn tăng nhanh chóng. Năm 2000, mức độ đầu nước ngoài tại Pháp đạt kỷ
lục với 563 dự án, riêng đầutừ Mỹ là 178 dự án. Không chỉ vậy, các doanh
nghiệp Pháp cũng đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Chính phủ Pháp
cũng cố gắng gỡ bỏ những rào cản trong nước đã từng làm giảm cạnh tranh của
các công ty Pháp trong nền kinh tế toàn cầu.
2. Trả lời câu hỏi
*Các quan điểm phản đối toàn cầu hoá ở Pháp:
- Về vụ việc đập phá nhà hàng Mc Donald’s, người dân cho rằng toàn cầu hoá
tác động tiêu cực đến nghề nghiệp thu nhập của họ, coi sự du nhập của
doanh nghiệp Mỹ vào Pháp là biểu tượng của văn hoá ngoại lai, có thể làm mất
chủ quyền quốc gia. Quan điểm này cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài tại
Pháp đang “cướp đi” công ăn việc làm của người dân địa phương, là một đối thủ
cạnh tranh nặng ký đối với các doanh nghiệp Pháp. Bên cạnh đó, khi các công ty
này hoạt động đồng nghĩa với sự du nhập của nền văn hoá nước ngoài vào
Pháp, cạnh tranh với văn hoá Pháp, làm phai mờ các giá trị văn hoá Pháp.
- Toàn cầu hoá tạo nên những chính sách thương mại làm ảnh hưởng xấu đến
người tiêu dùng, đặc biệt là chính sách về thuế. Quan điểm này thể hiện ở chính
sách thuế của Mỹ đánh 100% thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng của EU,
trong đó có Pháp.
- Toàn cầu hoá giúp các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các dự án lớn vào Pháp
để xây dựng các khu chế xuất, làm huỷ hoại hệ sinh thái trong vùng. Người dân
nghĩ rằng khi các nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào các dự án lớn tại Pháp, họ
sẽ không có động cơ để lo ngại các vấn đề về bảo vệ môi trường sống cũng như
hệ sinh thái tại khu vực đó. Điều này mối đe doạ lên chất lượng sống của
người dân khu vực.
*Nhận xét:
- Theo nhóm em, các quan điểm phản đối toàn cầu hoá ở Pháp là không hợp lý.
pf3
pf4
Discount

On special offer

Partial preview of the text

Download Bài tập tình huống môn Kinh doanh quốc tế - K47 and more Assignments International Business in PDF only on Docsity!

CASE STUDY INTERNATIONAL BUSINESS

CASE 2:

1. Tóm tắt

Năm 1999, một số người chủ trang trại cừu ở Pháp (dẫn đầu là Bove) đã đập phá một nhà hàng ăn của Mỹ kinh doanh tại Pháp gây ra thiệt hại lớn cho nhà hàng. Đây là một trong số các vụ chống lại chính sách thương mại của Mỹ. Lý do bắt nguồn từ việc CP Mỹ kiện EU lên WTO về việc EU cấm nhập khẩu thịt bò có hormone tăng trưởng nhưng EU không chấp hành phán quyết. Để trả đũa, Mỹ áp dụng thuế rất cao đối với một số mặt hàng nhập từ EU, trong đó có phô mát làm từ sữa cừu mà chủ trang trại đó sản xuất. Mặc dù bị bắt và bồi thường thiệt hại, song phong trào chống toàn cầu hoá ở Pháp đã nổi lên, phản đối chính sách thương mại của Mỹ. Phiên toà xét xử Bove nhận được sự ủng hộ của hơn 40000 người đến toà án cắm trại và hô khẩu hiệu “thế giới không phải thứ để mua bán”. Cũng năm 1999, Robert Mondavi – nhà sản xuất rượu vang Pháp có kế hoạch đầu tư 7 triệu USD vào dự án sản xuất rượu chất lượng cao để bán sang thị trường Châu Âu và Mỹ nhưng dự án đã bị gỡ bỏ vì phong trào chống toàn cầu hoá cáo buộc dự án làm huỷ hoại sinh thái trong vùng. Mặc dù phong trào chống toàn cầu hoá ở Pháp rất mạnh nhưng FDI tại Pháp vẫn tăng nhanh chóng. Năm 2000, mức độ đầu tư nước ngoài tại Pháp đạt kỷ lục với 563 dự án, riêng đầu tư từ Mỹ là 178 dự án. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp Pháp cũng đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Chính phủ Pháp cũng cố gắng gỡ bỏ những rào cản trong nước đã từng làm giảm cạnh tranh của các công ty Pháp trong nền kinh tế toàn cầu.

2. Trả lời câu hỏi _Các quan điểm phản đối toàn cầu hoá ở Pháp:_* - Về vụ việc đập phá nhà hàng Mc Donald’s, người dân cho rằng toàn cầu hoá tác động tiêu cực đến nghề nghiệp và thu nhập của họ, coi sự du nhập của doanh nghiệp Mỹ vào Pháp là biểu tượng của văn hoá ngoại lai, có thể làm mất chủ quyền quốc gia. Quan điểm này cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài tại Pháp đang “cướp đi” công ăn việc làm của người dân địa phương, là một đối thủ cạnh tranh nặng ký đối với các doanh nghiệp Pháp. Bên cạnh đó, khi các công ty này hoạt động đồng nghĩa với sự du nhập của nền văn hoá nước ngoài vào Pháp, cạnh tranh với văn hoá Pháp, làm phai mờ các giá trị văn hoá Pháp. - Toàn cầu hoá tạo nên những chính sách thương mại làm ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, đặc biệt là chính sách về thuế. Quan điểm này thể hiện ở chính sách thuế của Mỹ đánh 100% thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng của EU, trong đó có Pháp. - Toàn cầu hoá giúp các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các dự án lớn vào Pháp để xây dựng các khu chế xuất, làm huỷ hoại hệ sinh thái trong vùng. Người dân nghĩ rằng khi các nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào các dự án lớn tại Pháp, họ sẽ không có động cơ để lo ngại các vấn đề về bảo vệ môi trường sống cũng như hệ sinh thái tại khu vực đó. Điều này là mối đe doạ lên chất lượng sống của người dân khu vực.

* Nhận xét:

  • Theo nhóm em, các quan điểm phản đối toàn cầu hoá ở Pháp là không hợp lý.
  • Giải thích: **CASE 10:
  1. Tóm tắt** Năm 1976, Venezuela quốc hữu hóa ngành dầu mỏ của mình, đóng cửa khu vực này đối với các nhà đầu tư nước ngoài để nắm quyền điều khiển nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng mang lại lợi nhuận cho Venezuela. Tuy nhiên, công ty dầu mỏ độc quyền nhà nước Petroleos de Venezuela (PDVSA) đã thất bại trong việc khai thác những mỏ dầu mới, làm suy giảm trầm trọng doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ. Thế nên, năm 1991, Venezuela mở cửa ngành dầu mỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài vì 3 lý do: Thứ nhất, PDVSA không đủ năng lực vốn nếu đầu tư một mình; thứ hai, PDVSA thiếu nguồn lực về kĩ thuật và kỹ năng trong lĩnh vực như thăm dò dầu khí, khai thác mỏ dầu và tinh chế; thứ ba, PDVSA có thể học hỏi về kĩ thuật quản lý hiện đại trong ngành dầu mỏ từ các nước đầu tư để cải thiện hiệu quả trong hoạt động sản xuất của chính mình. Hợp đồng hợp tác FDI đầu tiên được kí vào năm 1992 với công ty Bristish Petroleum (BP) giúp xác định những khu vực có trữ lượng dầu mỏ triển vọng để khai thác. Theo hợp đồng, PDVSA sẽ thu 35% lợi nhuận từ cổ phần của mình, và 1% phí thuê mỏ trả cho chủ đất. Năm 1997, hơn 40% dự án thực hiện tại Venezuela là do các liên doanh giữa PDVSA và các công ty nước ngoài. Đến năm 1999, hầu hết các công ty khai thác dầu mỏ lớn trên thế giới đều có hoạt động khai thác tại nước này giúp PDVSA kiếm lợi cao do giá dầu tăng và do giảm khoảng 20% chi phí điều hành nhờ tăng năng suất. Năm 2000, PDVSA phát động kế hoạch 10 năm khác, tuy nhiên vị trí Tổng thống đã do người khác nhậm chức, là Hugo Chavez. Năm 2003, Chavez thay thế người đứng đầu PDVSA bằng một người trong liên minh chính trị của mình, sa thải khoảng 18000 nhân viên vì biểu tình phản đối và đình công sau đó thuê những nhân viên không có kĩ năng khác. Đến năm 2004, sản lượng suy sụp đáng kể, tuy nhiên lợi nhuận vẫn đạt mức kỉ lục vì giá dầu tăng cao. Ông cho đầu tư vào các dự án xã hội vì người nghèo, song mục đích chính là để thu hút những quỹ đầu tư và được các nhà đầu tư nước ngoài tín nhiệm để phát triển. Tháng 10/2004, Chavez nâng mức phí thuê mỏ lên 16,7% và thay đổi những điều khoản trong hợp đồng với bất kì liên doanh mới nào với các công ty nước ngoài. Cụ thể, với những dự án kinh doanh mới, phí thuê mỏ lên tới 30% và PDVSA nắm 51% cổ phần vốn nhằm giành quyền kiểm soát PDVSA. 2. Trả lời câu hỏi
    1. Venezuela đóng cửa ngành dầu mỏ đối với đầu tư nước ngoài năm 1976 vì nhận thấy mức lợi nhuận cao từ khai thác dầu mỏ, Venezuela muốn độc quyền khai thác để thu hoàn toàn lợi nhuận về tay của mình.
    2. - Lí do chính phủ mở cửa lại cho đầu tư nước ngoài năm 1991:
      • Sự cạn kiện trữ lượng dầu mỏ hiện hữu và sự thất bại trong việc khai thác những mỏ dầu mới của PDVSA.

b) Khả năng sinh lợi nhuận lâu dài ở Venezuela:

  • Việc thay đổi điều khoản hợp đồng nâng mức phí thuê mỏ lên gấp hơn 16 lần so với lúc trước (16,7%) đối với liên doanh cũ và 30% đối với liên doanh mới. PDVSA chiếm 51% cổ phần vốn đồng nghĩa với việc giảm sút vốn đầu tư nước ngoài xuống còn 49%. Theo đó, lợi nhuận khi đầu tư vào Venezuela cũng giảm (lợi nhuận của liên doanh cũ chỉ còn 32,3% và liên doanh mới còn 20%) làm cho các vốn FDI nước ngoài vào Venezuela ngày một ít đi.

c) Sự phát triển kinh tế ở Venezuela:

  • Sự tăng phí thuê mỏ đã đẩy giá dầu mỏ lên cao (cuộc khủng hoảng giá dầu). Khi giá dầu tăng cao đồng nghĩa với sự lạm phát cao, dẫn đến suy thoái kinh tế ở các nước trên thế giới nhưng lại làm cho Venezuela phát triển mạnh trong ngắn hạn.