Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

About the lecture that i take from my 1st semester in uni, Lecture notes of Marketing Business-to-business (B2B)

About the lecture that i take from my 1st semester in uni. Hope it can help someone

Typology: Lecture notes

2021/2022

Uploaded on 06/06/2024

thu-vo-minh-1
thu-vo-minh-1 🇻🇳

1 document

1 / 47

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
CHAPTER 6: HOẠCH ĐỊNH, CHIẾN LƯỢC VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH
1. Hoạch định và chiến lược
- Hoạch định: Xác định và lựa chọn các mục tiêu và phương hướng hành động phù hợp
cho tổ chức.
- Chiến lược: Một nhóm các quyết định về những mục tiêu tổ chức nào cần theo đuổi,
hành động nào cần thực hiện và làm thế nào để sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được
những mục tiêu đó.
- Tuyên ngôn sứ mệnh: Là sự tuyên bố chung về mục đích của một tổ chức, xác định
các sản phẩm và khách hàng của tổ chức, và phân biệt tổ chức với các đối thủ cạnh tranh
Ba bước trong hoạch định tổ chức
1.1. Ba bước trong hoạch định tổ chức
1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức
- Định nghĩa bản chất của tổ chức
- Thiết lập các mục tiêu chính
2. Xây dựng chiến lược: Phân tích tình hình hiện tại và phát triển các chiến lược
3. Thực thi chiến lược: Phân bổ các nguồn lực và trách nhiệm để đạt được các chiến
lược.
1.2. Bản chất của quá trình Hoạch định
1. Thiết lập và khám phá vị thế của tổ chức ở thời điểm hiện tại.
2. Quyết định vị trí của nó trong tương lai hay trạng thái tương lai mong muốn của nó
3. Quyết định làm thế nào để đưa nó tiến lên để đạt đến trạng thái tương lai đó
1.3. Tại sao hoạch định lại quan trọng?
1. Hoạch định cần thiết để cung cấp cho tổ chức ý thức về phương hướng và mục đích
2. Hoạch định là cách hữu ích để các NQT tham gia vào việc ra quyết định về mục tiêu
và chiến lược phù hợp cho một tổ chức
3. Một kế hoạch giúp điều phối các nhà quản trị của các chức năng và bộ phận khác nhau
của một tổ chức để đảm bảo rằng tất cả họ đều theo cùng một hướng và làm việc để đạt
được trạng thái tương lai mong muốn của mình.
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f

Partial preview of the text

Download About the lecture that i take from my 1st semester in uni and more Lecture notes Marketing Business-to-business (B2B) in PDF only on Docsity!

CHAPTER 6: HOẠCH ĐỊNH, CHIẾN LƯỢC VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH

1. Hoạch định và chiến lược - Hoạch định : Xác định và lựa chọn các mục tiêu và phương hướng hành động phù hợp cho tổ chức. - Chiến lược : Một nhóm các quyết định về những mục tiêu tổ chức nào cần theo đuổi, hành động nào cần thực hiện và làm thế nào để sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu đó. - Tuyên ngôn sứ mệnh : Là sự tuyên bố chung về mục đích của một tổ chức, xác định các sản phẩm và khách hàng của tổ chức, và phân biệt tổ chức với các đối thủ cạnh tranh Ba bước trong hoạch định tổ chức **1.1. Ba bước trong hoạch định tổ chức

  1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức**
    • Định nghĩa bản chất của tổ chức
    • Thiết lập các mục tiêu chính **2. Xây dựng chiến lược: Phân tích tình hình hiện tại và phát triển các chiến lược
  2. Thực thi chiến lược: Phân bổ các nguồn lực và trách nhiệm để đạt được các chiến lược.** 1.2. Bản chất của quá trình Hoạch định
  3. Thiết lập và khám phá vị thế của tổ chức ở thời điểm hiện tại.
  4. Quyết định vị trí của nó trong tương lai hay trạng thái tương lai mong muốn của nó
  5. Quyết định làm thế nào để đưa nó tiến lên để đạt đến trạng thái tương lai đó 1.3. Tại sao hoạch định lại quan trọng?
  6. Hoạch định cần thiết để cung cấp cho tổ chức ý thức về phương hướng và mục đích
  7. Hoạch định là cách hữu ích để các NQT tham gia vào việc ra quyết định về mục tiêu và chiến lược phù hợp cho một tổ chức
  8. Một kế hoạch giúp điều phối các nhà quản trị của các chức năng và bộ phận khác nhau của một tổ chức để đảm bảo rằng tất cả họ đều theo cùng một hướng và làm việc để đạt được trạng thái tương lai mong muốn của mình.
  1. Một kế hoạch có thể được sử dụng như một phương tiện để kiểm soát các nhà quản trị trong một tổ chức. - > Theo Henri Fayol, kế hoạch hiệu quả cần có bốn tính chất: Thống nhất, liên tục, chính xác và linh hoạt 1.4. Các cấp bậc và loại hình hoạch định
  • Kế hoạch cấp công ty : Các quyết định quản trị cấp cao liên quan đến sứ mệnh, chiến lược và cấu trúc tổng thể của tổ chức
  • Chiến lược cấp công ty : Một kế hoạch cấp công ty xác định cụ thể các ngành và thị trường quốc gia nào mà một tổ chức dự định cạnh tranh
  • Kế hoạch cấp đơn vị kinh doanh : Là quyết định của các nhà quản trị bộ phận gắn với các mục tiêu dài hạn, chiến lược và cấu trúc tổng thể của bộ phận.
  • Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh : Phác thảo các phương pháp cụ thể mà một bộ phần, đơn vị kinh doanh hoặc tổ chức sẽ sử dụng để cạnh trạnh hiệu quả với các đối thủ cạnh tranh của nó trong một ngành.
  1. Làm thế nào chúng ta đang thoả mãn nhu cầu khách hàng? - Thiết lập các mục tiêu chính
  • Các mục tiêu giúp tổ chức ý thức về phương hướng hay mục đích
  • Các mục tiêu đòi hỏi khác nhiều từ tổ chức để cải thiện hoạt động công ty
  • Các mục tiêu cần phải có tính thách thức, nhưng chúng cũng nên thực tế trong một thời gian xác định để tổ chức đạt. - Lãnh đạo chiến lược: Khả năng của CEO và các nhà quản trị cấp cao để truyền đạt một tầm nhìn thuyết phục về những gì họ muốn tổ chức đạt được cho cấp dưới của họ. 4. Xây dựng chiến lược
  • Phân tích SWOT: Là một hoạt động hoạch định trong đó các nhà quản trị xác định điểm mạnh (S), điểm yếu (W) trong nội bộ tổ chức và các cơ hội (O), nguy cơ (T) từ môi trường bên ngoài. 4.1. Mô hình năm lực lượng
  • Siêu cạnh tranh: Được đặc trưng bởi sự cạnh tranh lâu dài, liên tục, khốc liệt do tiến bộ công nghệ hoặc thay đổi thị hiếu của khách hàng. 4.2. Thiết lập chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
  • Chiến lược chi phí thấp : Hướng vào việc giảm chi phí của tổ chức xuống thấp hơn chi phí của các đối thủ
  • Chiến lược khác biệt hoá : Phân biệt các sản phẩm của tổ chức với các sản phẩm của đối thủ trên một hoặc nhiều phương diện như thiết kế sản phẩm, chất lượng hoặc dịch vụ sau bán hàng.
  • Thế mắc kẹt ở giữa”
    • Cố gắng theo đuổi đồng thời cả chiến lược chi phí thấp và chiến lược khác biệt hóa
    • Khó đạt được chi phí thấp với chi phí tăng thêm do sự khác biệt
  • Chiến lược chi phí thấp tập trung : Chỉ phục vụ một phân khúc của thị trường chung và cố gắng trở thành tổ chức chi phí thấp - Chiến lược khác biệt hoá tập trung : Chỉ phục vụ một phân khúc thị trường chung và cố gắng trở thành tổ chức khác biệt nhất phục vụ phân khúc đó. 4.3. Xây dựng chiến lược cấp công ty
  • Tập trung vào một ngành đơn lẻ : Tái đầu tư lợi nhuận của công ty để cung cố vị thế cạnh tranh trong ngành hiện tại.

VD: Bộ phận tã giấy và khăn giấy dùng một lần của Procter & Gamble đã hợp tác để chia sẻ kỹ năng và nguồn lực hiện có như chi phí mua sắm đầu vào; một lực lượng bán hàng chung bán cả hai sản phẩm; và sử dụng cùng một hệ thống phân phối

  • Đa dạng hóa không liên quan: Việc gia nhập một ngành mới hoặc mua một công ty trong ngành mới không liên quan tới các lĩnh vực kinh doanh hoặc ngành hiện tại của tổ chức theo bất kỳ hình thức nào. 4.6. Mở rộng quốc tế 4.6.1. Chiến lược toàn cầu
  • Bán cùng một sản phẩm chuẩn hóa và sử dụng cùng một phương pháp marketing cơ bản ở mỗi thị trường quốc gia.
    • Tiết kiệm chi chí
    • Dễ bị tổn thương trước các đối thủ cạnh tranh địa phương. 4.6.2. Chiến lược đa nội địa
    • Tùy chỉnh các sản phẩm và chiến lược marketing theo các điều kiện quốc gia cụ thể
    • Giành được thị phần nội địa
    • Tăng chi phí sản xuất 4.6.3. Bốn phương thức mở rộng quốc tế
  • Xuất khẩu : Sản xuất sản phẩm trong nước và bán chúng ra nước ngoài.
  • Nhập khẩu : Bán ở trong nước những sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài.
  • Cấp phép : Cho phép một tổ chức nước ngoài phụ trách sản xuất và phân phối một sản phẩm
  • Nhượng quyền : Bán cho một tổ chức nước ngoài quyền sử dụng thương hiệu của mình và bí quyết vận hành để đổi lấy khoản thanh toán một lần và phần lợi nhuận Minh họa: Heineken, thương hiệu bia hàng đầu thế giới, thường thực hiện hoạt động xuất khẩu để tạo sự nhận dạng thương hiệu của sản phẩm; nếu một thị trường nào đó đủ hấp dẫn thì cty sẽ tiến hành cấp phép cho các nhà sản xuất địa phương..
  • Liên minh chiến lược :
    • Các nhà quản trị tập hợp hoặc chia sẻ các nguồn lực và bí quyết của tổ chức của họ với một công ty nước ngoài.
    • Các tổ chức đồng ý chia sẻ phần thưởng hoặc rủi ro khi bắt đầu một cuộc kinh doanh mới
  • Liên doanh : Là việc liên minh chiến lược giữa hai hoặc nhiều công ty đồng ý cùng nhau thiết lập và chia sẻ quyền sở hữu một doanh nghiệp mới.
  • Công ty con 100% vốn nước ngoài : Các nhà quản trị đầu tư vào việc thiết lập hoạt động sản xuất tại một nước, độc lập với bất kỳ sự tham gia trực tiếp có liên quan đến nước chủ nhà. 5. Hoạch định và thực thi chiến lược
  1. Phân bổ trách nhiệm thực hiện cho các cá nhân hoặc nhóm phù hợp
  2. Soạn thảo các kế hoạch hành động chi tiết xác định cách thức thực hiện chiến lược.
  3. Thiết lập thời gian biểu để thực hiện bao gồm các mục tiêu chính xác, có thể đo lường được liên quan đến việc hoàn thành kế hoạch hành động
  4. Phân bổ các nguồn lực thích hợp cho các cá nhân hoặc nhóm chịu trách nhiệm.
  5. Khiến các cá nhân hoặc nhóm cụ thể chịu trách nhiệm cho việc đạt được các mục tiêu cấp công ty, cấp bộ phận và cấp chức năng.
  • Mở rộng công việc : Tăng số lượng các nhiệm vụ khác nhau trong một công việc nhất định bằng cách thay đổi phân công lao động.
  • Làm giàu công việc : Tăng mức độ trách nhiệm của nhân viên đối với công việc 3. Nhóm công việc thành các chức năng 3.1. Cấu trúc chức năng : Một cơ cấu tổ chức bao gồm tất cả các phòng ban mà một tổ chức cần có để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.

*Ưu điểm

  • Khuyến khích học hỏi từ những người làm các công việc tương tự
  • Dễ dàng cho nhà quản trị kiểm soát và đánh giá nhân viên *Nhược điểm
  • Khó khăn trong việc giao tiếp và phối hợp giữa các phòng ban
  • Bận tâm với công việc của phòng ban mình và mất đi tầm nhìn lớn hơn về mục tiêu của tổ chức. 3.2. Cấu trúc theo đơn vị kinh doanh Một cơ cấu tổ chức bao gồm các đơn vị kinh doanh riêng biệt, trong đó có các chức năng làm việc cùng nhau để sản xuất một sản phẩm cụ thể cho một khách hàng cụ thể *** Các loại cấu trúc theo đơn vị kinh doanh 3.2.1. Cấu trúc sản phẩm** Một dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh được phụ trách bởi một đơn vị kinh doanh độc lập. *Ưu điểm
  • Cho phép các NQT chức năng chuyên môn hoá trong một lĩnh vực sản phẩm.
  • Các NQT đơn vị kinh doanh trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình
  • Các NQT cấp công ty không cần giám sát trực tiếp các phòng ban
  • Quản trị theo đơn vị kinh doanh cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực.
  • Các NQT đơn vị kinh doanh tới gần với khách hàng hơn và đáp ứng nhanh với môi trường tác nghiệp thay đổi 3.2.2. Cấu trúc địa lý Mỗi khu vực của một quốc gia hay mỗi vùng lãnh thổ trên thế giới được phục vụ bởi một đơn vị kinh doanh độc lập. 3.2.3. Cấu trúc thị trường
  • Mỗi loại khách hàng được phục vụ bởi một đơn vị kinh doanh độc lập
  • Còn được gọi là cấu trúc theo khách hàng

3.2.6. Cấu trúc thiết kế dạng ma trận Một cơ cấu tổ chức nhóm đồng thời nhân sự và các nguồn lực theo cả chức năng và theo sản phẩm 3.2.7. Cấu trúc nhóm sản phẩm Các nhân viên được chỉ định cố định vào một đội liên chức năng và chỉ báo cáo cho nhà quản trị nhóm sản phẩm hoặc cho một trong những cấp dưới trực tiếp của người đó. + Đội liên chức năng: Nhóm các nhà quản trị được tập hợp từ các phòng ban khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức.

4. Phối hợp các chức năng và đơn vị kinh doanh

  • Thẩm quyền : Quyền lực để khiến nhân viên chịu trách nhiệm cho các hành động của mình và đưa ra quyết định liên quan tới việc sử dụng các nguồn lực của tổ chức
  • Thang bậc thẩm quyền : Chuỗi mệnh lệnh của một tổ chức, xác định quyền hạn tương đối của mỗi nhà quản trị. 4.1. Phân bổ thẩm quyền
  • Tầm hạn quản trị : Số lượng nhân viên cấp dưới báo cáo trực tiếp cho một nhà quản
  • Nhà quản trị trực tuyến : Một người trong tuyến hoặc chuỗi mệnh lệnh trực tiếp, có thẩm quyền chính thức đối với con người và nguồn lực ở cấp thấp hơn
  • Nhà quản trị chức năng: Người chịu trách nhiệm quản trị một chức năng chuyên môn như là tài chính hay marketing **4.2. Tổ chức cao và tổ chức phẳng
  • Tổ chức cao** : Nhiều cấp thẩm quyền tương ứng với quy mô của công ty
  • Tổ chức phẳng : Ít cấp thẩm quyền hơn tương ứng với quy mô của công ty

CHAPTER 8: Kiểm soát, Thay đổi, và Khởi sự kinh doanh

1. Kiểm soát tổ chức là gì?

  • Kiểm soát : Quá trình theo đó các nhà quản trị giám sát và điều chỉnh mức độ hiệu quả và kết quả các hoạt động cần thiết mà một tổ chức và các thành viên đang thực hiện để đạt được mục tiêu của tổ chức. 1.1. Hệ thống kiểm soát và CNTT
  • Các hệ thống kiểm soát : Hệ thống chính thức về thiết lập mục tiêu, giám sát, đánh giá và phản hồi, cung cấp cho nhà quản trị thông tin về hiệu quả của chiến lược và cơ cấu tổ chức.
  • Một hệ thống kiểm soát tốt nên :
    • Linh hoạt để nhà quản trị có thể phản ứng khi cần thiết
    • Cung cấp thông tin chính xác về tổ chức
    • Cung cấp thông tin một cách kịp thời

1.2. Các loại kiểm soát

  • Kiểm soát cảnh báo : Kiểm soát cho phép các nhà quản trị dự đoán vấn đề trước khi chúng xảy ra
  • Kiểm soát đồng thời : Cung cấp cho nhà quản trị phản hồi ngay lập tức về mức độ hiệu quả của quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra để nhà quản trị có thể khắc phục vấn đề khi chúng nảy sinh.
  • Kiểm soát phản hồi : Kiểm soát cung cấp cho nhà quản trị các thông tin về phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ để thực hiện các biện pháp khắc phục nếu cần thiết 2. Bốn bước kiểm soát tổ chức

- Mục tiêu kéo dãn: Các mục tiêu thách thức và kéo căng khả năng của nhà quản trị nhưng không ngoài tầm với và không yêu cầu hao tổn quá mức về thời gian và sức lực. 3. 1 .3. Ngân sách hoạt động

  • Một kế hoạch nêu lên cách thức mà nhà quản trị dự định phân bổ và sử dụng các nguồn lực mà mình kiểm soát để đạt được các mục tiêu tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả.
  • Các nhà quản trị cấp thấp được đánh giá về khả năng tận dụng các nguồn lực sẵn có và duy trì trong giới hạn ngân sách cho phép. → Ba thành tố là bản chất của kiểm soát đầu ra hiệu quả.
  • **Các thước đo tài chính khách quan
  • Các tiêu chuẩn kết quả và mục tiêu có tính thách thức
  • Ngân sách hoạt động phù hợp.
  1. 1 .4. Các vấn đề với kiểm soát đầu ra**
  • Các nhà quản trị phải tạo ra các tiêu chuẩn để tạo động lực ở tất cả các cấp độ.
  • Các tiêu chuẩn không nên khiến nhà quản trị hành xử theo cách không phù hợp để đạt được các mục tiêu của tổ chức. 3. 2. Kiểm soát hành vi

3.2.1. Giám sát trực tiếp liên quan tới các nhà quản trị:

  • Chủ động theo dõi và quan sát hành vi cấp dưới
  • Chỉ dẫn cho cấp dưới các hành vi nào được coi là phù hợp và không phù hợp
  • Can thiệp thông qua các hành động khắc phục nếu cần thiết. 3. 2. 2. Quản trị bằng Mục tiêu (MBO)
  • Một quá trình thiết lập mục tiêu trong đó các nhà quản trị và và từng cấp dưới thương lượng về những mục tiêu và mục đích cụ thể mà cấp dưới cần đạt được và sau đó định kỳ đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của cấp dưới.
  • Quản trị bằng mục tiêu
    1. Mục tiêu cuối cùng và mục tiêu cụ thể được thiết lập ở tất cả các cấp độ của tổ chức
    2. Các nhà quản trị và cấp dưới cùng nhau quyết định các mục tiêu của cấp dưới
    3. Các nhà quản trị và cấp dưới định kỳ xem xét tiến độ hướng tới đạt mục tiêu của cấp dưới 3.2.3. Kiểm soát quan liêu
  • Kiểm soát hành vi thông qua một hệ thống toàn diện các quy định và quy trình tác nghiệp chuẩn (SOP).
  • Vấn đề với Kiểm soát quan liêu
    • Các quy định dễ thiết lập hơn loại bỏ, dẫn đến việc quan liêu giấy tờ và làm chậm các phản ứng của tổ chức với các vấn đề
    • Mất linh hoạt, mất ý tưởng mới và cách giải quyết vấn đề sáng tạo 3. 3. Văn hoá tổ chức và kiểm soát bằng VHTC
  • Văn hoá tổ chức : Tập hợp các niềm tin, kỳ vọng, giá trị, chuẩn mực và lề lối làm việc được chia sẻ có ảnh hưởng đến cách các thành viên của một tổ chức liên kết với nhau và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu của tổ chức.
  • Kiểm soát bằng văn hóa tổ chức : Kiểm soát được thực hiện đối với các cá nhân và nhóm trong một tổ chức bằng các giá trị, chuẩn mực, tiêu chuẩn hành vi và kỳ vọng chung.