Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

3 mô hình kinh doanh của shopee tới nay, Schemes and Mind Maps of Modern History

Tóm lược về 3 mô hình b2b c2c b2c và các quy trình khi thao tác trên shopee

Typology: Schemes and Mind Maps

2023/2024

Uploaded on 02/28/2024

binh-le-van
binh-le-van 🇻🇳

1 document

1 / 18

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
3.2 MÔ HÌNH KINH DOANH C2C VÀ B2C CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
SHOPEE
3.2.1 Mô hình kinh doanh:
Shopee là một không gian dành cho mua sắm trực tuyến đa dạng tuyệt vời và ứng dụng
giao dịch, trao đổi phù hợp với nhu cầu giữa người mua lẫn người bán. Bắt đầu từ năm
2015,với sự xuất hiện của nó chính thức ra mắt tại Singapore, với tiêu chí phát triển mô
hình thương mại điện tử đa số hướng tới người dùng là điện thoại. Nền tảng này hoạt
động như một không gian mạng xã hội mua bán, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm từ mọi
lúc, kết nối tại từng điểm đến của người dùng. Áp dụng tích hợp hệ thống vận hành,
giao nhận và đáp ứng nhanh chóng về thanh toán, Shopee đóng vai trò trung gian quan
trọng, mang đến sự hài lòng khi thao tác mua sắm trực tuyến một cách nhanh chóng, tiện
lợi,tự động và an toàn hơn cho cả người mua và người bán.
Với khởi nguồn đầu tiên từ mô hình C2C Marketplace - Shopee giống như trung gian kết
nối với những người dùng hay cá nhân tham gia quá trình mua bán. Để đáp ứng các nhu
cầu thay đổi mỗi ngày nên Shopee áp dụng mô hình lai bao gồm cả B2C (Business-to-
Consumer - doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Đồng thời hiện tại sử dụng phí đối với
người bán hoặc hoa hồng tương tự như phí đăng bán sản phẩm lên hệ thống trang để tiếp
cận quảng bá và phân phối tới người có nhu cầu đến.
1. Một số mô hình kinh doanh của shopee hiện nay ở Việt Nam
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12

Partial preview of the text

Download 3 mô hình kinh doanh của shopee tới nay and more Schemes and Mind Maps Modern History in PDF only on Docsity!

3.2 MÔ HÌNH KINH DOANH C2C VÀ B2C CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

SHOPEE

3.2.1 Mô hình kinh doanh: Shopee là một không gian dành cho mua sắm trực tuyến đa dạng tuyệt vời và là ứng dụng giao dịch, trao đổi phù hợp với nhu cầu giữa người mua lẫn người bán. Bắt đầu từ năm 2015,với sự xuất hiện của nó chính thức ra mắt tại Singapore, với tiêu chí phát triển mô hình thương mại điện tử đa số hướng tới người dùng là điện thoại. Nền tảng này hoạt động như một không gian mạng xã hội mua bán, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm từ mọi lúc, kết nối tại từng điểm đến của người dùng. Áp dụng tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và đáp ứng nhanh chóng về thanh toán, Shopee đóng vai trò trung gian quan trọng, mang đến sự hài lòng khi thao tác mua sắm trực tuyến một cách nhanh chóng, tiện lợi,tự động và an toàn hơn cho cả người mua và người bán. Với khởi nguồn đầu tiên từ mô hình C2C Marketplace - Shopee giống như trung gian kết nối với những người dùng hay cá nhân tham gia quá trình mua bán. Để đáp ứng các nhu cầu thay đổi mỗi ngày nên Shopee áp dụng mô hình lai bao gồm cả B2C (Business-to- Consumer - doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Đồng thời hiện tại sử dụng phí đối với người bán hoặc hoa hồng tương tự như phí đăng bán sản phẩm lên hệ thống trang để tiếp cận quảng bá và phân phối tới người có nhu cầu đến. 1. Một số mô hình kinh doanh của shopee hiện nay ở Việt Nam

(https://r.search.yahoo.com/_ylt=AwrjfBEhimRl0ugeiUCjzbkF;_ylu=c2VjA2ZwLWF0d HJpYgRzbGsDcnVybA-- /RV=2/RE=1701116577/RO=11/RU=https%3a%2f%2fsolutionias.blogspot.com%2f %2f05%2fcac-mo-hinh-doanh-nghiep-c2c-b2b- b2c.html/RK=2/RS=mpAXwEQxx8GNgHKGieSGvZj9X5A-) Tích hợp với hệ thống vận hành, vận chuyển , chăm sóc và hỗ trợ về hình thức thanh toán, và là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán. Khi truy cập vào trang Shopee. Tiếp đến xem xét các đánh giá, mẫu mã và giá cả trước khi quyết định đặt hàng. Việc đặt hàng phải đúng theo các điều khoản từ bên trung gian.Nhưng sẽ được hưởng những quyền lợi bảo vệ từ phía Shopee.

  • Mô hình kinh doanh B2C của Shopee: +Sàn thương mại điện tử: Shopee là một sàn thương mại điện tử trực tuyến, cho phép người bán đăng sản phẩm và người mua có thể tìm kiếm, so sánh và mua hàng trực tuyến +Các giao dịch trực tiếp: Shopee tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng và người bán trao đổi trực tiếp , không thông qua bên thứ ba. Điều này giúp tăng tính minh bạch và giảm chi phí giao dịch +Hỗ trợ quảng cáo và tiếp thị: Shopee cung cấp các công cụ và dịch vụ tiếp thị để giúp người bán quảng cáo và gần gũi với khách hàng mục tiêu để hiệu quả hơn +Hệ thống đánh giá và đảm bảo chất lượng: Shopee tạo nên hệ thống đánh giá người bán và khách hàng của họ để đảm bảo chất lượng và đáng tin cậy +Hỗ trợ vận chuyển và thanh toán: Shopee cung cấp các đơn vị hỗ trợ giao hàng và thanh toán, giúp đảm bảo quy trình giao dịch thuận tiện và an toàn. Nhằm tạo ra một môi trường trực tuyến thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa và tạo sự kết nối trực tiếp giữa người mua và người bán trên nền tảng của Shopee.
  • Mô hình kinh doanh C2C của Shopee:
  • Đây là một nền tảng thương mại điện tử kết nối người tiêu dùng lẫn người bán đáng tin cậy trên nền tảng Shopee +Người bán có thể tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến trên Shopee, bán các sản phẩm của mình cho người mua

+Giao dịch an toàn: Shopee cung cấp các tính năng bảo vệ người mua và người bán, như thanh toán qua hệ thống và chính sách hoàn tiền

  • Ưu điểm của mô hình kinh doanh B2C của Shopee: +Đa dạng sản phẩm: Shopee cung cấp một nền tảng rộng lớn cho các nhà cung cấp và người bán để trưng bày và bán sản phẩm đa dạng trong nhiều ngành hàng khác nhau. +Giao dịch thuận tiện: Giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, so sánh và mua hàng trực tuyến thông qua ứng dụng hoặc trang web của Shopee một cách tiện lợi và nhanh chóng. +Chính sách bảo vệ người mua: Shopee áp dụng các quy định bảo vệ người mua, bao gồm chính sách hoàn tiền và đảm bảo độ tin cậy của sản phẩm, giúp gắn kết lòng tin của người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến. +Đánh giá và nhận xét: Người dùng có thể đánh giá và có cái nhìn về sản phẩm, giúp người mua có cái nhìn tổng quan về chất lượng sản phẩm +Dịch vụ hỗ trợ: Shopee cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và chuyên nghiệp, giải quyết các câu hỏi liên quan tới đơn hàng hay sản phẩm. Thường xuyên tổ chức các chương trình sale,flale sale hay khuyến mãi, giảm giá để tiếp cận đến khách hàng. 3.2.1.2 Nhược điểm Cạnh tranh khốc liệt: Vì Shopee là một nền tảng thương mại điện tử phổ biến, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và nhà bán hàng trên Shopee là rất cao. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Quản lý sản phẩm phức tạp: Vì số lượng sản phẩm trên Shopee rất lớn, việc quản lý và theo dõi các sản phẩm có thể trở nên phức tạp đối với các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi sự chú ý đặc biệt và quản lý hiệu quả đến từ việc kiểm tra sản phẩm của họ được hiển thị và bán hàng tốt trên Shopee. Đáng tin cậy của người bán: Trong mô hình C2C, người mua cần phải đặt niềm tin vào người bán. Tuy nhiên, không phải tất cả các người bán trên Shopee đều đáng tin cậy. Có thể xảy ra tình trạng người mua không nhận hàng đúng với sản phẩm của mình hoặc không đáp ứng yêu cầu. Quản lý và giải quyết tranh chấp giữa người mua và người bán có thể gặp khó khăn, đòi hỏi thời gian và công sức để duy trì tính công bằng và tin cậy là một thách thức Đôi khi đối tác vận chuyển và người bán không tuân thủ đầy đủ chính sách và quy định, ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của người dùng.

Trong quá trình vận chuyển, người mua có thể phải chịu thêm các chi phí phụ như phí ship COD hoặc phí bảo hiểm. 3.2.2 Các sản phẩm giao dịch trên sàn Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử lớn tại Đông Nam Á, cung cấp một loạt các sản phẩm từ thiết bị di động như điện thoại , đồ điện tử, thời trang, đồ gia dụng, đến sản phẩm làm đẹp và thực phẩm. Các danh mục sản phẩm phong phú và đa dạng, bao gồm:

  • Điện Thoại Di Động và Đồ Điện Tử: Samsung,Iphone, máy tính bảng, laptop, máy ảnh, phụ kiện điện tử…
  • Thời Trang: trang phục nam/nữ, giày dép,nón, túi xách, trang sức, đồng hồ.
  • Đồ Gia Dụng:Bao gồm đủ loại đồ nội thất như bàn ghế, sofa, kệ đựng đồ, đồ gia dụng, các loại đèn,..
  • Sức Khỏe và Làm Đẹp: Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe,sản phẩm bảo dưỡng da..
  • Thực Phẩm: đồ ăn khô, nước uống, bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn vặt…
  • Sách và Văn Phòng Phẩm: Sách, văn phòng phẩm, đồ dùng học tập…
  • Thể Thao và Du Lịch: Đồ thể thao, vali, phụ kiện du lịch…
  • Ô tô và Xe Máy: Xe đạp , đồ chơi xe, phụ kiện ô tô và xe máy…
  • Sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Hàng giả mạo, hàng nhái...
  • Sản phẩm có nội dung không phù hợp: Hình ảnh hoặc nội dung không phù hợp với đạo đức, pháp luật hoặc văn hóa địa phương, v.v.
  • Sản phẩm gian lận: Các sản phẩm có thể làm lừa đảo người tiêu dùng.
  • Sản phẩm cấm theo quy định pháp luật: Những sản phẩm không được phép bán theo quy định của pháp luật địa phương.
  • Sản phẩm không phù hợp với đạo đức và văn hóa: Nội dung khiêu dâm, kích động, hoặc không phù hợp với giá trị đạo đức và văn hóa cộng đồng.
  • Các động vật trong ‘danh sách bảo vệ hoặc sản phẩm liên quan đến động vật bị cấm, …… 4. Dach sách sản phảm cấm bán 3.2.2.2 Những tiêu chuẩn và nguyên tắc tối thiểu đối với các sản phẩm giao dịch là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo độ tin cậy và an toàn đối với sản phẩm được bày bán trên nền tảng Shopee Sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hữu ích liên quan đến bao bì, nhãn mác và tiêu chuẩn sản phẩm. Nguyên tắc tối thiểu bao gồm tuân thủ quy định về sản phẩm không gây nguy hại cho sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.

Bao bì: + Hàng hóa cần được đóng gói cẩn thận và an toàn để tránh bị hư hỏng, hỏng hóc trong quá trình vận chuyển và giao nhận.

  • Được thiết kế sao cho thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu trữ. Đóng gói, nhãn mác :Mỗi sản phẩm phải có nhãn mác đầy đủ thông tin, bao gồm tên sản phẩm, thành phần, nguồn gốc, hướng dẫn sử dụng, và bất kỳ hạn chế hoặc cảnh báo nào khác liên quan đến sản phẩm. cránh gây nhầm lẫn hoặc đánh lừa khách hàng về chất lượng, xuất xứ hoặc thông tin sản phẩm 3.2.3 Các đối tác

- B2C: +Cá Nhân và Doanh Nghiệp Nhỏ: Shopee là nền tảng cho phép các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ tạo cửa hàng trực tuyến để bán hàng. Các cửa hàng này có thể bán đa dạng sản phẩm từ thời trang, điện tử, đồ gia dụng đến thực phẩm, mỹ phẩm và nhiều hơn nữa. +Thương Hiệu Lớn và Nhà Bán Lẻ Chính Thống: Shopee cũng hợp tác với các thương hiệu lớn như Sámsung,.. và nhà bán lẻ the gioi di dong ,FPT Shop để mở cửa hàng chính thức trên nền tảng của họ. Cũng như giúp thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng trực tiếp và tận dụng cơ hội tiềm năng này mở rộng quy mô thị trường. +Hợp tác kinh doanh và quảng cáo: Shopee cung cấp các gói hợp tác quảng cáo và kinh doanh cho các đối tác. Các đối tác này có thể là những công ty muốn quảng bá sản phẩm của mình thông qua Shopee để đạt đến đông đảo người dùng trên nền tảng này. - C2C: +Cá Nhân: Hỗ trợ người dùng bình thường tạo cửa hàng trực tuyến để bán những sản phẩm của họ cho người tiêu dùng khác. Điều này tạo ra một cộng đồng mua bán đa dạng và phong phú. +Cộng Đồng Mua Bán: khả năng cung cấp các tính năng và công cụ cho phép người dùng tương tác với nhau thông qua việc mua bán. Điều này bao gồm việc đánh giá, bình luận, và tạo ra môi trường mua bán tin cậy và an toàn hơn. Đối tác Quảng cáo và Marketing: Shopee hợp tác với các công ty quảng cáo và marketing như Facebook, Google, truyền hình Việt Nam, các nhà mạng và các đối tác quảng cáo khác để tăng cường kế hoạch chiến lược xúc tiến thương hiệu và sản phẩm trên nền tảng của mình. Các Đối tác Tạo Nội dung và Influencer: Shopee liên kết với các đối tác tạo nội dung, các influencer và người nổi tiếng để tạo ra nội dung quảng cáo, đánh giá sản phẩm, livestream bán hàng, từ đó thu hút đến và tạo nên sự tin cậy từ nhiều không gian mạng xã hội.

 Tìm kiếm và chọn sản phẩm: Sử dụng công cụ tìm kiếm trên Shopee để tìm kiếm sản phẩm mong muốn và chọn sản phẩm phù hợp.  Xem thông tin sản phẩm: Đọc kỹ mô tả sản phẩm, xem hình ảnh và đánh giá của người dùng khác để đảm bảo sản phẩm đáng tin cậy.  Thêm vào giỏ hàng. Nhấn vào nút "Thêm vào giỏ hàng" để đưa sản phẩm vào giỏ hàng.  Đặt hàng: Kiểm tra lại thông tin sản phẩm trong giỏ hàng và nhấn "Đặt hàng" để tiến hành thanh toan  Chọn phương thức thanh toán Shopee cung cấp nhiều phương thức thanh toán an toàn như thẻ ngân hàng, ví điện tử, COD (thanh toán khi nhận hàng).  Xác nhận đơn hàng: Kiểm tra lại đơn hàng và thông tin thanh toán trước khi xác nhận đơn hàng.  Theo dõi đơn hàng: Sau khi đơn hàng được xác nhận, người mua hàng có thể theo dõi tình trạng đơn hàng trong trang quản lý đơn hàng trên Shopee.  Nhận hàng: Khi đơn hàng đã được giao đến địa chỉ nhận hàng người mua hàng kiểm tra sản phẩm và xác nhận nhận hàng  Đánh giá và nhận xét về shop: Sau khi nhận hàng, người mua hàng có thể đánh giá và nhận xét về sản phẩm và người bán trên Shop 3.3.1.3 Quy trình dành cho người bán hàng  Đăng ký tài khoản: Người bán cần tạo tài khoản trên Shopee và cung cấp thông tin cần thiết như họ và tên, địa điểm, số điện thoại.  Đăng sản phẩm: Sau khi tạo tài khoản, người bản có thể đăng sản phẩm của mình lên Shopee. Cần trình bày về thông tin chi tiết sản phẩm, bao gồm hình ảnh, giá cả,thông tin mô tả và thông tin vận chuyển.  Quảng bá : Người bántận dụng các trợ giúp từ các công cụ quảng cáo và khuyến mãi trên Shopee để tăng lượng tương tác thu hút khách hàng và bán hàng. Điều này bao gồm việc sử dụng hình ảnh, từ khóa, và mô tả sản phẩm hấp dẫn.  Xử lý đơn hàng khi một khách hàng đặt mua sản phẩm, người bán sẽ nhận được thông báo và cần xác nhận đơn hàng. Sau đó, người bán cần chuẩn bị sản phẩm để gửi cho khách hàng,  Giao hàng: Người bán cần vận chuyển sản phẩm đến địa chỉ được cung cấp bởi khách hàng. Cần chắc chắn rằng hàng hóa được đóng gói cần thận và gửi đi đúng hẹn.  Xử lý thanh toán: Sau khi khách hàng nhận được sản phẩm và kiểm tra xem sản phẩm có đúng như mô tả hay không, Shopee sẽ xử lý thanh toàn cho người bán. Người bạn có thể chờ đợi thanh toán được chuyển vào tài khoản của mình.

 Hỗ trợ sau bán hàng: Shopee cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng để giúp người bản xử lý nhứng câu hỏi liên quan đến đơn hàng, hoàn trả, và phản hồi từ khách hàng 3.3.2. Quy trình hủy đơn hàng

  • Các trường hợp được hủy đơn hàng:  Người mua yêu cầu hủy đơn hàng trong thời gian cho phép hủy đơn hàng: Trên Shopee, người mua có thể yêu cầu hủy đơn hàng trong một khoảng thời gian nhất định sau khi đặt hàng. Thời gian này không hoàn toàn giống nhau tùy vào chính sách của từng người bán hàng. Người mua có thể tìm thấy dữ liệu liên quan đến về thời gian cho phép hủy đơn hàng trong phần mô tả sản phẩm hoặc thông qua liên hệ với người bán hàng.  Sản phẩm không còn trong kho hoặc không thể giao hàng đến địa chỉ của người mua: Trường hợp này xảy ra khi sản phẩm đã được bán hết hoặc không có sẵn trong kho của người bán hàng. Trong trường hợp này, người bán hàng có thể hủy đơn hàng và thông tin cho người mua về tình huống này.  Người mua và chủ shop đồng ý hủy đơn hàng: Trong một số trường hợp đặc biệt, người mua và người bán hàng có thể đồng ý hủy đơn hàng do các lý do khác nhau. Việc này diễn ra khi có sự thỏa thuận giữa hai bên hoặc khi có các vấn đề không thể tránh được xảy ra trong quá trình giao dịch.
  • Các trường hợp không được hủy đơn hàng:  Đơn hàng sau khi được gửi và đang trong quá trình giao hàng người mua không thể hủy đơn hàng. Trong trường hợp này, người mua có thể liên hệ với dịch vụ hỗ trợ của Shopee để được hỗ trợ và tìm hiểu các phương án khác như trả hàng hoặc yêu cầu hoàn tiền.  Người mua lấy sản phẩm và yêu cầu trả hàng hoặc yêu cầu hoàn tiền việc hủy đơn hàng không áp dụng. Đôi khi, khách hàng có thể tiến hành các thủ tục trả hàng hoặc yêu cầu hoàn tiền theo quy định của Shopee. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc hủy đơn hàng có thể phụ thuộc vào các trường hợp cụ thể và chính sách của Shopee. Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với dịch vụ hỗ trợ của Shopee.
  • Quy trình hủy đơn hàng:  Đăng nhập vào tài khoản Shopee của bạn.  Truy cập vào trang "Quản lý đơn hàng" trên giao diện người dùng.  Tìm đơn hàng mà bạn muốn hủy và nhấp vào nút "Hủy đơn hàng".

 Sau khi hủy đơn hàng, bạn có thể thấy trạng thái của đơn hàng chuyển sang "Đã hủy trong trang "Quản lý đơn hàng".  Nếu có bất kỳ vấn đề hoặc thắc mắc nào liên quan đến việc hủy đơn hàng, bạn có thể liên hệ với dịch vụ hỗ trợ của Shopee để được giúp đỡ 3.3.3 Quy trình thanh toán 3.3.3.1 Quy trình thanh toán giữa người mua và người bán:  Tìm và chọn sản phẩm mà bạn muốn mua.  Chọn thêm vào giỏ hàng và xem lại thông tin đặt hàng của mình.  Chọn phương thức thanh toán phù hợp, bao gồm thanh toán trực tuyến bằng thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng, hoặc thanh toán khi nhận hàng (COD)  Nhập thông tin vận chuyển và địa chỉ giao hàng trước khi hoàn tất đơn hàng  Xem lại đơn hàng và chọn "Xác nhận đặt hàng" để hoàn tất quá trình thanh toán.  Sau đó người bán sẽ tiến hành xử lý đơn hàng và gửi hàng đến địa chỉ giao hàng của khách hàng.  Khi nhận được hàng, khách hàng kiểm tra và xác nhận đã nhận hàng thành công 3.3.3.2 Quy trình thanh toán giữa người bán và sàn thương mại điện tử  Đầu tiên, người mua đăng nhập vào tài khoản Shopee của mình và truy cập vào trang "Quản lý đơn hàng" trên giao diện người dùng. Sau đó, người mua chọn đơn hàng và tiến hành thanh toán bằng phương thức thanh toán được chấp nhận trên Shopee. Sau khi thanh toán thành công, Shopee sẽ gửi thông báo xác nhận đơn hàng đã được đặt thành công và chờ xử lý.  Sau khi nhận được đơn hàng, người bán sẽ xác nhận thông tin đơn hàng, bao gồm sản phẩm, số lượng, giá cả và địa chỉ giao hàng. Người bán sẽ chuẩn bị đơn hàng và gửi cho đơn vị vận chuyển được chỉ định bởi Shopee. Dịch vụ vận chuyển sẽ lấy hàng từ người bán và đem đến địa chỉ định sẵn được cung cấp bởi người mua.  Người mua có thể xem tiến trình vận chuyển như nào của đơn hàng trên Shopee. Khi đơn hàng đã được giao thành công, người mua sẽ nhận được thông báo xác

nhận.  Và Shopee sẽ chuyển tiền thu từ tài khoản thanh toán của người mua đến tài khoản của người bán theo thỏa thuận trước đó sau khi xác nhận việc giao dịch của đơn hàng đã hoàn tất .Có thể bao gồm cả thu phí dịch vụ hoặc phí giao dịch từ số tiền thanh toán trước khi chuyển cho người bán. Trong trường hợp có bất kỳ vấn đề hoặc thắc mắc nào liên quan đến quá trình thanh toán, người mua có thể liên hệ với dịch vụ hỗ trợ của Shopee để được giúp đỡ 3.3.4 Quy trình vận chuyển 3.3.4.1 Phương thức vận chuyển Gồm 3 phương thức vận chuyển chính: Hỏa Tốc, Tiết Kiệm, Nhanh. Đối tượng áp dụng: Tất cả Người Bán

 Giao hàng tiết kiệm: là hình thức vận chuyển chi phí rẻ nhưng có thể giao hàng tốn nhiều thời gian so với trên. Trong khoảng từ 2 - 6 ngày chờ đợi dự kiến hoặc có thể lâu hơn với địa điểm gần hoặc xa.với các đối tác: o VNPost Tiết Kiệm o Giao Hàng Nhanh o Ninja Van 3.3.4.2 Quy trình vận chuyển hàng hóa 7 .Quy trình tiếp nhận và vận chuyển đơn hàng Bước 1: Sau khi người bán xác nhận đơn hàng, tiếp theo bấm vào mục đơn vị vận chuyển Bước 2: Khách hàng sẽ chọn 1 đơn vị vận chuyển được phân phối (thường có 2 loại tiết kiệm và nhanh) Bước 3: Bấm xác nhận và thực hiện các quy trình tiếp theo. Bước 4: Đơn hàng được xác nhận Bước 5: Người bán chuẩn bị sản phẩm và đóng gói đơn hàng Bước 6: Người bán giao hàng hóa cho đơn vị vận chuyển để bắt đầu quá trình vận chuyển bao gồm việc quét mã vận đơn, kiểm tra thông tin, và gửi hàng.

Bước 7: Đơn vị vận chuyển tiến hành giao hàng Bước 8: Giao đến địa điểm giao hàng được chỉ định, người mua nhận hàng kiểm tra và xác nhận đánh giá trên nền tảng Shopee họ đã nhận được sản phẩm và hài lòng với sản phẩm Bước 9: Hoàn Tất Giao Dịch: Shopee xác nhận việc giao dịch đã hoàn tất và thông báo cho người bán về việc thanh toán hoặc chuyển tiền cho họ. 3.3.5 Quy trình chăm sóc và các chính sách bảo hành : 3.3.5.1 Cách thức trả hàng và hoàn tiền Đầu tiên, tiến hành yêu cầu trả hàng bằng cách liên hệ với người bán hoặc sử dụng chức năng "Yêu cầu trả hàng" trên trang đơn hàng. Người bán xác nhận yêu cầu trả hàng và cung cấp hướng dẫn về cách trả hàng. Tiếp theo người mua trả hàng theo hướng dẫn của người bán và gửi lại sản phẩm đã mua. Người bán nhận sản phẩm trả lại và kiểm tra tính nguyên vẹn của sản phẩm. Và cuối cùng nếu sản phẩm không có vấn đề, người bán sẽ xử lý việc hoàn tiền cho người mua dựa trên phương thức thanh toán ban đầu. Trong trường hợp khác sản phẩm có vấn đề, người bán và người mua sẽ thương lượng để giải quyết vấn đề hoàn trả hàng hoặc sửa chữa sản phẩm. 3.3.5.2 Các chính sách bảo hành a.Điều kiện bảo hành: Được bảo hành miễn phí với các điều kiện sau: